Cây phượng tím là giống cây tuy không mới mẻ nhưng thu hút khá nhiều tín đồ yêu hoa quan tâm. Khác với ánh đỏ rực rỡ vào hè của loài hoa phượng đỏ, hoa phượng tím mang nét đẹp lãng mạn pha sự dịu dàng và đằm thắm vào mùa đông. Đây là giống cây mang nét đẹp riêng, cho bóng mát và trang trí tuyệt hảo cho nhiều công trình. Nhà Vườn Ngọc Lâm sẽ mang lại cho bạn những thông tin về cách trồng và chăm sóc phượng tím trong bài viết này.
Thông tin tổng quan về cây phượng tím
Hiện nay, có rất nhiều người còn xa lạ với cái tên hoa phượng tím. Vốn dĩ giống cây này chưa được trồng phổ biến và ít được nhắc đến. Thế nhưng, nếu ai đã từng ngắm hoa phượng tím thì chắc chắn sẽ mê đắm và luyến lư vẻ đẹp của màu hoa này. Nét đẹp dịu dàng, thơ mộng mà hoa phượng tím mang lại sẽ khiến bạn nhớ hoài khôn nguôi.
Cây hoa phượng tím có tên gọi trong khoa học là Jacaranda mimosifolia. Giống cây này thuộc họ thực vật chùm ớt (Bignoniaceae). Nó được tìm thấy đầu tiên ở nước Brazil (có tài liệu nhắc đến ở Bolivia)với hình dạng thân gỗ, hoa cho từng chùm vô cùng đẹp mắt.
Hiện nay, giống cây hoa phượng tím đã được nhân giống và trồng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Nepal, các nước Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương… Điều này chứng minh rằng cây hoa phượng tím thích hợp với nền khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt.
Việt Nam cũng đã trồng thử nghiệm và cho ra kết quả thật sự khả quan. Những mùa hoa phượng tím Hà Nội và Đà Lạt thật biết chiều lòng người. Cứ đến mùa hoa, phượng tím lại mang đến một vẻ đẹp mộng mơ và một sức hút khó cưỡng cho một góc trời thành phố.
Những đặc điểm hình thái và sinh thái cây phượng tím
Phượng tím được cho là giống hoa bằng lăng vì màu sắc khá giống nhau. Thế nên có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai giống cây hoàn toàn khác nhau này. Nhà Vườn Ngọc Lâm sẽ cung cấp những thông tin về mặt hình thái và sinh thái của giống cây hoa phượng tím này để bạn dễ dàng tham khảo và nhận dạng.
#1. Đặc điểm hình thái cây Phượng Tím
Cây phượng tím là giống cây cho bóng mát và hoa nở rộ có màu tím. Nó có hình dạng khá giống cây phượng vĩ đỏ. Hãy cùng chúng tôi tham khảo những đặc điểm hình thái nhé!
Thân cây phượng tím: Phân thân phượng tím có nhiều điểm khá giống với cây phượng hoa đỏ (phượng vĩ). Thân cây thuộc dòng thân gỗ và có kích thước khá cao khi trưởng thành. Vỏ thân nhẵn mỏng và có màu nâu ngả xám. Thân cây có thể cao từ 3m đến 1m.
Cành cây phượng tím: phân cành phân tán thưa và hơi cong. Cành cây cũng có màu nâu nhạt (nghiêng đỏ), phân thành nhiều nhánh nhỏ. Nhánh phượng tím khá mềm và giòn, phân tán rộng có đường kính tán cây từ 3m đến 7m nhưng không quá rậm rạp.
Lá cây phượng tím: phượng tím có lá phức kép, dạng lông chim. Lá nhỏ và đan xếp khá sát nhau và có màu xanh đậm. Nó cũng khá giống với lá phượng đỏ.
Hoa phượng tím: Nhiều đánh giá cho rằng hoa phượng tím có hình dáng giống như hoa kèn hồng. Nó có dạng hình chuông và dài khoảng từ 4cm đến 5cm và có phần miệng hoa hơi xòe cong.Trên cánh hoa mềm có những sợi lông tơ mỏng mịn. Hoa phượng tím thường mọc thành từng chùm, từ non màu xanh chuyển dần sang tím khi nở rộ. Thông thường, hoa thường chuyển màu đồng loạt nên mang lại màu sắc khá bắt mắt. Mùa hoa có thể kéo dài từ 4 đến 6 tháng.
Quả và hạt cây phượng tím: quả phượng tím hình dẹt có hạt bên trong. Khi quả chưa chín có màu xanh và chuyển dần sang nâu khi quả chín đều. Phần hạt rất nhỏ nên khi ươm cây cần kỹ thuật chuyên môn cao.
#2. Đặc điểm sinh thái của cây phượng tím
Tốc độ sinh trưởng cây phượng tím được xếp vào hàng tăng trưởng trung bình. Cây thích hợp với khí hậu mát mẻ và chịu hạn tốt. Thế nên cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển ở điều kiện khí hậu Việt Nam.
Loại cây này không kén đất trồng nên thích hợp trồng nhiều nơi với các loại đất khác nhau đều sinh trưởng ổn định. Tuy nhiên, phượng tím cần chăm sóc và cẩn thận để trừ những bệnh cây thường gặp. Khi cây đã đến lúc sinh trưởng khỏe mạnh thì việc trồng không tốn quá nhiều công sức.
Ý nghĩa cây hoa phượng tím
Hoa phượng tím những tháng nở rộ thường mang lại cho đất trời một sắc hoa lay động lòng người. Nét đẹp dịu dàng, thơ mộng của hoa phượng tím khiến ai nấy đều phải xuýt xoa. Nếu bạn có cơ hội đến Đà Lạt hay Hà Nội vào dịp hoa phượng tím nở rộ, chắc chắn sắc tím nồng nàn sẽ khiến bạn nhớ nhung.
Màu phượng tím dịu dàng thường tượng trưng cho sự chung thủy. Sắc hoa tím phượng mang lại sự thương nhớ, sắc son và thủy chung. Hình ảnh những bông hoa tím rủ xuống từng chùm nhẹ nhàng tự nhiên như ai đó đang mong đợi hay trông ngóng điều gì.
Ngoài ra, màu tím mộng mơ của hoa phượng tím còn mang một ý nghĩa tuyệt vời về phong thủy. Màu tím của hoa phượng là sắc màu của tình yêu chung thủy, của hạnh phúc, của tình bạn.
Giá trị của cây phượng tím
Phượng tím là giống cây mang lại nhiều giá trị cho chúng ta. Dưới đây là những giá trị chính mà cây phượng hữu tình này mang lại. Bạn cùng Nhà Vườn Ngọc Lâm tham khảo qua những lợi ích này trước khi quyết định trồng chúng nhé!.
#1. Trang trí công trình tuyệt đẹp
Một trong những ứng dụng chính của cây hoa phượng tím chính là mang lại sự đẹp mắt. Màu tím tuyệt đẹp này có thể tạo ra một hiệu ứng không gian vô cùng lãng mạn và nên thơ. Đây chính là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời để trang trí cho nhiều công trình. Nó có thể trồng ở nhiều khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng hay những khu đô thị thành phố.
Tán phượng rộng nên tạo ra nhiều không gian mát mẻ, tỏa bóng mát vào những ngày nắng. Hoa phượng tím mang vẻ đẹp lãng mạn và trữ tình khiến không gian thêm sống động hơn. Đây cũng là nét thu hút nhiều khách du lịch đến với Hà Nội hoặc Đà Lạt mùa hoa phượng tím. Những bức hình check in với hoa phượng tím thật sự mộng mơ và đẹp đến mê mẩn.
#2. Trồng cây hoa phượng tím như cây che bóng mát
Đặc điểm hình thái của phượng tím lúc trưởng thành là rất cao và tán cây khá rộng. Trung bình tán cây phượng tím trưởng thành có đường kính từ 3m đến 7m nên có thể tạo một khoảng bóng mát khá to.
Cây hoa phượng tím có lá xanh mướt quanh năm cùng những tán cây rộng chính là ưu điểm khiến nhiều công trình lựa chọn đây chính là cây che bóng mát. Một vài khu vườn cũng chọn phượng tím làm cây cảnh cổ thụ (bonsai) trồng xen vào vườn để tỏa bóng cho những cây thấp hơn như chè, cà phê,…
#3. Cây phượng tím giúp chắn gió
Một trong những giá trị tuyệt vời của phượng tím mà ít ai biết chính là tác dụng chắn gió. Phượng tím có phần rễ to khỏe và ăn sâu xuống lòng đất. Điều này giúp thân cây luôn đứng vững và không bị quật ngã bởi những đợt gió. Thân, rễ, tán cây phượng tím trưởng thành có thể giúp chắn gió bão tốt.
#4. Lấy gỗ làm nội thất nhờ thân cây
Những cây phượng tím trưởng thành và sống lâu năm thường có đường kính thân cây lên đến 30cm hay thậm chí 35cm. Phần thân phượng tím này được khai thác để lấy gỗ dùng trong xây dựng, nội thất,…
#5. Giá trị với ngành y học
Tuy giá trị phượng tím trong ngành y học không nhiều nhưng nó cũng có giá trị với ngành này. Vốn dĩ phần vỏ cây và lá cây phượng tím không khác nhiều so với những tính chất của vỏ và lá cây phượng vĩ nên tính ứng dụng khá tương tự nhau. Người ta có thể dùng phần vỏ và lá phượng tím phơi khô và sắc nước uống. Thành phần dược tính trong 2 thứ này có thể giúp hạ sốt và điều hòa thân nhiệt khá tốt.
Cách trồng và chăm sóc cây phượng tím tỏa sắc
Tương tự như những giống cây khác, quy cách trồng và chăm sóc cây phượng tím cũng có những nguyên tắc riêng. Nhà Vườn Ngọc Lâm sẽ tổng hợp những thông tin cần lưu ý để bạn có thể áp dụng trong quá trình trồng và chăm sóc cây hoa phượng tím.
Cách trồng cây phượng tím theo quy chuẩn
Dưới đây là một vài những lưu ý chi tiết cho việc chuẩn bị các yếu tố liên quan và cách trồng phượng tím cho bạn tham khảo.
Thời vụ trồng cây phượng tím: Nên chọn những thời điểm không nắng gắt hay mưa nhiều để cây có điều kiện bình ổn nhất để sinh trưởng và phát triển tốt. Với những khu vực tại miền Bắc nên trồng phượng tím vào những mùa mát mẻ như mùa xuân và mùa thu. Riêng đối với những khu vực thuộc miền Nam thì nên tránh mùa nắng gắt và mưa nhiều.
Chuẩn bị đất trồng: Vốn dĩ cây hoa phượng tím không quá kén đất trồng nên có thể rất dễ sinh trưởng tại nhiều điều kiện đất khác nhau. Tuy nhiên, nhằm giúp cây có những điều kiện phát triển tốt nhất, bạn nên chọn những vùng đất ít bị ngập úng và có mặt bằng cao hơn những chỗ khác, hoặc đào rãnh thoát nước cho cây. Đào hố theo kích thước 30x30x40cm và bón lót phân chuồng trước 15 ngày để phân hoai mục trong đất và trộn lẫn trước khi trồng.
Mật độ trồng phượng tím: Vì phượng tím trưởng thành có tán cây khá rộng nên mật độ trồng cây cũng rất quan trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây. Nếu bạn trồng nhiều cây phượng tím thì tốt nhất nên để khoảng cách từ 3.5m đến 5m để khi sinh trưởng có thể không bị chồng chéo và cạnh tranh nhau. Tuy vậy, nếu bạn trồng đơn lẻ hoặc quá thưa thì loài hoa này sẽ ra hoa lâu hơn bình thường.
Cách trồng cây phượng tím: Bạn có thể tự ươm hạt khoảng 2 tháng và mang ra trồng. Thế nhưng quy cách ươm và chăm sóc cây non đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng và tiết kiệm thời gian, bạn có thể tham khảo cây giống cung cấp tại các nhà vườn. Nhà Vườn Ngọc Lâm chuyên cung cấp những cây phượng tím đạt chất lượng sẽ giúp bạn tiết kiệm một bước phức tạp. Khi đã có cây giống, bạn có thể tiến hành làm theo những bước sau đây:
- Bước 1: Mở bọc bao ngoài cây giống bao gồm túi bọc và dây quấn. Lưu ý nhẹ nhàng và cẩn thận không làm đứt rễ của cây.
- Bước 2: Đào hố có kích thước khoảng 30x30x40cm và đặt cây vào hố cẩn thận. Lưu ý hố này phải được bón lót bằng phân chuồng ủ hoai trước đó.
- Bước 3: Chỉnh dáng cây thẳng đứng, ngay ngắn và tiến hành lấp đất. Sau đó, bạn cần ấn chặt để cây cố định vào hố và đứng vững. Bạn có thể dùng thêm cọc để cây có thể tựa và tránh bị đổ ngã trong thời gian đầu.
- Bước 4: Tưới nước vừa đủ làm ẩm gốc cây và phủ thêm trên lớp đất là một lớp rơm rạ, cỏ khô.
Kỹ thuật chăm sóc đảm bảo phát triển
Để cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho hoa thì quá trình chăm sóc cây đóng vai trò khá quan trọng. Dưới đây là những chia sẻ mà bạn nên biết để giúp cây hoa phượng tím nhanh chóng tỏa sắc.
Cách tưới nước cây hoa phượng tím: Bạn không cần tưới quá nhiều nước cho cây vì vốn dĩ cây chịu hạn khá tốt. Thế nhưng bạn cần đảm bảo đất đủ ẩm vào thời gian đầu mới trồng cây. Vào những mùa khô hơn, nên bổ sung nước cho cây vào buổi sáng sớm hay vào chiều tối.
Cách cắt tỉa, tạo tán: Thời điểm sau 6 tháng trồng chính là lúc cắt tỉa để tạo tán cho cây. Những cành lá úa vàng có thể được loại bỏ để cây tập trung nuôi những cành lá tươi tốt hơn. Bạn có thể tạo dáng cây theo ý mình để thêm thu hút. Thời điểm tốt nhất để tỉa cành trong năm chính là vào đầu mùa xuân và đầu mùa thu.
Cách bón phân: Khi có mưa xuống, bạn có thể tranh thủ bón thêm phân chuồng cho cây hoặc phân lân để cây có thêm dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. Khối lượng phân thường khoảng 150gr phân NPK tổng hợp hoặc phân chuồng thì dao động từ 5kg đến 10kg.
Ánh sáng cho cây: Tùy từng giai đoạn phát triển thì cây cần những độ ánh sáng khác nhau. Lúc mới trồng cây, phượng tím cần nhiều ánh sáng để có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng và tạo ra những mầm mới cho cây. Thế nên đảm bảo khu vực trồng không có những yếu tố chắn hay khuất ánh sáng.
Nhiệt độ và độ ẩm: Chọn thời điểm thích hợp để trồng cây chính là giải pháp tốt nhất để cây có được nhiệt độ và độ ẩm như mong muốn. Thông thường giống cây này thường trồng ở những nơi mát mẻ và nhiệt độ trung bình khoảng 20 độ C.
Làm cỏ: Bạn cần thường xuyên dọn cỏ quanh gốc cây cho sạch sẽ nhằm đảm bảo không có sinh vật phát triển gây bệnh cho cây. Hơn nữa, nó còn đảm bảo cây không bị cỏ cạnh tranh dinh dưỡng. Tuy nhiên, đến thời điểm cây đã trưởng thành thì có thể bỏ qua bước này.
Phòng trừ và chữa trị bệnh thường gặp ở cây phượng tím
Thông thường, cây phượng tím không có quá nhiều bệnh nhưng bạn cần chú ý và quan sát một vài bệnh này để kịp thời xử lý cho cây. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở cây phượng tím:
Bệnh nấm: Những trường hợp lá cây phượng bỗng chuyển màu vàng, sau đó khô héo và chết dần đi thì có thể cây đã mắc bệnh nấm ký sinh trên lá. Trường hợp này có thể dùng dung dịch Booc 1% hòa với nước hoặc COC 84 hòa với nước để phun sương đều lên mặt lá vài lần. Mỗi lần xịt như thế thường cách nhau nửa tháng.
Bệnh sâu ăn lá: Đặc điểm nhận dạng tình trạng này chính là phần phân các loài sâu ăn lá sẽ xuất hiện ở gốc cây (rơi xuống gốc cây). Bạn có thể xử lý bằng thuốc Methyl parathion 0,1% hoặc Bassa 50ND. Thuốc này phun đều lên cành lá của cây và bắt đầu tưới nước lại sau khoảng 3 tiếng.
Bệnh sâu đục thân: Nếu bạn thấy sự đùn ra những mùn gỗ ở phần thân cây thì chính là bệnh sâu đục thân. Nó sẽ khiến cây phượng tím của bạn bị giảm khả năng phát triển, khô héo và dần dần chết. Trường hợp này nên được xử lý bằng thuốc trừ sâu Decis 2,5EC, Basudin 50EC, Cyperan 5 EC, 10 EC Bian 40-50EC.
Mua cây giống phượng tím – Nhà Vườn Ngọc Lâm
Phương pháp nhân giống bằng hạt mất nhiều thời gian và đòi hỏi kỹ thuật, yêu cầu cao. Hơn nữa, tự ươm hạt phượng tím thường có tỷ lệ thành công rất thấp. Thế nên, giải pháp thay thế tốt nhất cho bạn là chọn những nhà vườn uy tín và đảm bảo chất lượng cây giống để mua về trồng.
Để mua cây phượng tím giống chuẩn nhất, bạn hãy liên hệ Nhà Vườn Ngọc Lâm ngay. Chúng tôi chuyên cung cấp giống phượng tím số lượng lớn với chất lượng đảm bảo. Bạn sẽ được tư vấn từng quy trình rõ ràng và hỗ trợ giá tốt nhất trên thị trường. Ngoài ra, bạn sẽ được hỗ trợ những kiến thức chuyên môn về cây giống, quy cách kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách.
Những cây phượng tím mang theo nét đẹp dịu dàng, trữ tình và đầy thơ mộng sẽ mang lại cho bạn một góc trời đẹp tựa như tranh. Chắc chắn bạn sẽ yêu ngay loài hoa này ngay từ những cái nhìn thoáng qua. Liên hệ Nhà Vườn Ngọc Lâm để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.