Không chỉ đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân, cây dừa còn có thân thẳng, dáng đẹp nên được các kiến trúc sư ưa chuộng sử dụng như loại cây cảnh mang lại mĩ quan cho đô thị. Vì vậy, cây dừa được trồng làm cây công trình, tạo bóng mát, cảnh quan trong các khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự, các đô thị, quán cafe, nhà hàng,…Hãy cùng nhà vườn Ngọc Lâm tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, địa điểm uy tín bán cây dừa công trình qua bài viết dưới đây.
Khái quát về dừa công trình
Dừa là loại cây xuất hiện từ lâu đời, rất gần gũi và quen thuộc với người dân nước ta. Ở Việt Nam, dừa thường được trồng nhiều ở khu vực miền Tây như Bến Tre, Vĩnh Long,…Vậy loại cây này có đặc điểm gì? Nguồn gốc ở đâu?
Nguồn gốc – tên gọi cây dừa công trình
Về tên gọi:
- Tên khoa học: Cocos Nucifera.
- Tên khác: cây dừa, cọ dừa, dừa công trình,…
- Họ cau, chi Cocos.
Về nguồn gốc:
Hiện nay, nguồn gốc của cây dừa vẫn chưa được xác định rõ ràng, vẫn còn gây tranh cãi. Nhiều giả thuyết cho rằng giống này có nguồn gốc ở Đông Nam Châu Á hoặc miền Tây Bắc của Nam Mỹ. Hóa thạch của loại cây này đã được tìm thấy ở New Zealand với niên đại khoảng 15 triệu năm.
Đặc điểm của dừa công trình
Về đặc điểm hình thái của cây: những đặc điểm từ rễ, thân, tàu lá và chùm quả chính là những yếu tố tạo nên vẻ đẹp của giống cây này.
+ Thân và lá cây dừa công trình:
Thân dừa dạng cột, mọc thẳng và không phân nhánh. Cây trưởng thành có chiều cao 15-30m. Giống dừa công trình thường có chiều cao thấp hơn. Thân dừa có hình trụ tròn. Đường kính khoảng 20-30cm, chia thành nhiều đốt ngắn là các vết sẹo được tạo nên từ quá trình rụng tàu lá.
Cây dừa trưởng thành sẽ có khoảng 30-35 tàu lá. Chiều dài khoảng 5-7m và phần ngọn lá hơi rủ xuống. Lá dừa công trình có đặc điểm trơn bóng. Tàu dừa được chia làm hai phần: cuống và lá chét.
+ Hoa và quả dừa công trình:
Hoa dừa mọc thành chùm từ nách của lá cây. Hoa có màu vàng nhạt, óng ả. Chùm hoa sẽ có đủ cả ba loại hoa: hoa cái, hoa đực và hoa lưỡng tính.
Quả dừa sẽ mọc đơn đôc, có xơ, dạng quả hạch, màu xanh và nhẵn bóng. Trái dừa rất cứng. Sau lớp vỏ là xơ dừa, rồi đến gáo dừa. Trong gáo dừa sẽ chứa nước và cùi dừa. Khi già, vỏ dừa chuyển sang màu vàng nâu. Quả dừa khi non cơm dừa mềm, mỏng. Khi già, cơm dừa cứng, dày và có vị bùi.
+ Rễ dừa: thuộc loại rễ bất định. Nó liên tục phát triển ở đáy gốc và không có rễ cọc. Lúc mới hình thành, rễ con có màu trắng sau đó chuyển nâu đỏ. Rễ có vai trò giúp cây bám chắc vào đất hút nước và các chất dinh dưỡng đồng thời giúp cây không bị đổ ngã.
Đặc điểm sinh trưởng của dừa công trình
Dừa rất dễ sống tuy nhiên tốc độ sinh trưởng lại khá chậm. Chúng là giống ưa sáng và có thể trồng trên nhiều nền đất khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là đất bồi ven sông suối, và có độ thoát nước tốt.
Dừa phát triển phù hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, vào mùa đông lạnh giá, khi nhiệt độ giảm xuống quá sâu cây sẽ ngừng sinh trưởng.
Công dụng của dừa công trình
Dừa là một loại cây có nhiều giá trị sử dụng. Dưới đây là những giá trị thiết thực mà cây dừa mang lại cho cuộc sống.
Dừa công trình tạo cảnh quan bóng mát
Dừa công trình chủ yếu là dừa xiêm xanh dáng cao. Tại các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng resort,…rất chuộng trồng dừa. Bởi dừa thể hiện được nét đẹp mộc mạc của nông thôn Việt. Dáng dừa cao thẳng cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp chung của cảnh quan.
Đặc biệt, các tỉnh thành ven biển nước ta trồng rất nhiều dừa ở mọi công trình từ công trình công đến công trình tư nhân. Ta có thể nhìn dừa công trình ở khắp mọi nơi như bãi biển, trên đường đi, công viên, resort…. Du lịch biển nếu vắng bóng cây dừa sẽ làm cho ta cảm giác thiếu đi một cái nét đặc trưng gì đó.
Tại các khu sân vườn biệt thự, dừa công trình cũng được trồng khá nhiều. Đôi khi, ta cũng sẽ bắt gặp giống cây này tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp.
Dừa công trình chắn gió, cát, sạt lở đất
Cây dừa có bộ rễ chùm chắc khỏe. Chính vì vậy, dừa công trình trồng ở ven biển sẽ giúp chắn gió, chắn cát, đồng thời tạo cảnh quan đẹp mắt cho khu vực ven biển. Dừa công trình cũng hay được trồng tại bờ ao, bờ kè để tránh sạt lở đất, tạo không gian xanh.
Dừa công trình làm thực phẩm
Nước dừa dùng để giải khát và rất giàu chất dinh dưỡng. Nó bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp giải độc, thanh nhiệt hiệu quả. Đặc biêt, nước dừa rất tốt cho phụ nữ có thai, được rất nhiều người yêu thích.
Phần cùi dừa có màu trắng, vị ngọt thanh, bùi rất ngon. Chúng ta có thể dùng cùi dừa để chế biến thành các món ăn ngon miệng như xôi, kem, bánh, mứt,…hoặc làm thành tinh dầu dừa – sử dụng nhiều trong làm đẹp.
Dừa công trình tạo ra những sản phẩm giá trị phục vụ đời sống
Các bộ phận của cây dừa đều là những nguyên liệu sản xuất ra các vật dụng thiết thực phục vụ cho cuộc sống như:
- Thân cây dừa được gia công làm đồ mỹ nghệ, làm vật liệu phục vụ các ngành công nghiệp xây dựng,…
- Gáo dừa khi khô có thể dùng làm vật dụng múc nước, bát ăn cơm, tạo thành các loại đồ trang trí với hình hài độc đáo, đẹp mắt và ấn tượng…
- Xơ dừa vừa dùng để dệt thảm vừa sử dụng như một loại giá thể cho cây trồng, cây cảnh.
- Tàu lá dừa có thể dùng để lợp nhà, đan mũ,…
Ý nghĩa của cây dừa công trình
Dừa công trình với thân thẳng, vươn cao là biểu tượng cho ý chí kiên cường, mạnh mẽ, vững vàng trước những thử thách, khó khăn. Những chùm dừa sum suê như đàn lợn con tượng trưng cho sự no đủ, sung túc. Vì vậy, dừa cũng là loại quả mà nhiều gia đình bày trên mâm ngũ quả ngày tết.
Cây dừa cũng có ý nghĩa phong thủy vô cùng tốt đep. Nó mang lại vận khí tốt cho gia chủ, cho người trồng, cho ngôi nhà, cân bằng âm dương, thu hút tài lộc, may mắn.
Cách trồng cây dừa công trình
Dừa công trình là loại cây cảnh dễ tính, dễ trồng. Tuy nhiên, để cây có thể phát triển thuận lợi nhất thì bạn nên lưu ý một số kĩ thuật cơ bản dưới đây khi trồng cây:
Tiêu chuẩn chọn giống dừa công trình
Tùy từng nơi và mục đích trồng mà ta sẽ lựa chọn giống cây phù hợp. Với các vùng ven biển, mục đích trồng sẽ là chắn gió, cát,…thì ta nên chọn giống đã được ươm dưỡng sẵn trước khi đem ra trồng.
Đối với những nơi khác, ta có thể trồng trực tiếp cây xuống. Khi chọn giống, ta cần lựa chọn cây giống có bầu cây phù hợp, không lựa cây có bầu quá nhỏ vì những cây này bị ảnh hưởng rễ rất lớn cây rất yếu và có thể bị chết.
Vị trí trồng dừa công trình
Dừa công trình nói riêng hay cây dừa nói chung là loại thực vật ưa sáng, không thích luồn cúi dưới bóng cây khác. Vì vậy, ta cần trồng ở một khoảng đất rộng, cao ráo đủ để cây sinh trưởng và phát triển bộ rễ lớn của mình. Như vậy dừa công trình mới có thể phát triển nhanh chóng, khỏe và đẹp.
Khoảng cách và mật độ trồng tùy theo điều kiện đất đai và giống dừa. Với dừa công trình khoảng cách phù hợp từ 8,5m đến 9m. Nếu đất xấu thì khoảng cách từ 7m-8m.
Đất trồng dừa công trình
Dừa công trình rất dễ trồng, nó có thể sống trên đất có độ cao dưới 600 mét so với mực nước biển. Tuy nhiên, loại đất thích hợp hơn cả đó là đất phù sa, đất cát pha, đất giàu chất hữu cơ và đặc biệt là giàu kali. Tầng đất dày tối thiểu 0,5 mét.
Với đất ruộng, trước khi trồng, ta sẽ thu gom lớp đất mặt với kích thước như sau: chiều rộng có đường kính tối thiểu là 1m, chiều cao tùy theo địa hình của đỉnh thủy triều.năm, và đỉnh vải phải cách đỉnh triều cường ít nhất 0,5m.
Với đất vườn cũ, nếu đất thấp thì ta phải xới cao bằng ruộng. Nếu cao ta không cần xới xáo tránh bị úng trong mùa mưa. Kích thước của các mô phải bằng kích thước của ruộng.
Với đất khu vực Đông Nam bộ, trước khi trồng ta cần phải đào hố với kích thước 0,6m x 0,6m x 0,4m để tiết kiệm nước cho cây hấp thu.
Kĩ thuật trồng dừa công trình
Một điều đặc biệt đó chính là ta phải dùng cần cẩu để trồng dừa thậm chí là cẩu cỡ lớn. Bởi cây dừa có kích thước lớn do đó ta không thể trồng bằng cách thủ công được.
- Bước 1: đào hố trồng – chúng ta sẽ sử dụng máy xúc để múc đất tạo hố. Thường, kích thước của hố trồng dừa khá lớn đường kính khoảng trên 1.5m.
- Bước 2: tiến hành bón lót trước khi trồng cây theo tỉ lệ như sau phân hữu cơ khoảng 20-30kg, 100g super lân, 200 gram kali, sau đó ta trộn đều và bịt kín lại.
- Bước 3: tiến hành đặt bầu cây: đặt cây thẳng, chỉnh sao cho cân đối theo ý muốn của gia chủ hoặc theo thiết kế. Sau khi trồng, ta phải chống cây để tránh cây bị đổ do các yếu tố ngoại cảnh.
- Bước 4: ta sẽ phun thuốc cho cây dừa công trình sau khi trồng.
Cách chăm sóc dừa công trình
Cây dừa công trình khi đã phát triển ổn định tự chúng sẽ hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Tuy nhiên, thời gian đầu, chúng vẫn cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt. Hãy cùng nhà vườn Ngọc Lâm tìm hiểu ngay nhé.
Chế độ nước tưới dừa công trình
Với dừa công trình có chiều cao từ 5 – 7 m thì việc duy trì tưới nước cho cây là vô cùng quan trọng. Đối với gốc cây, ta sẽ tưới nước với tần suất một lần/ngày.
Đối với thân và ngọn dừa công trình, tùy vào vị trí trồng mà ta sẽ điều chỉnh số lần tưới nước phù hợp. Nếu trồng ở biển ta phải duy trì tưới thân cây 2 – 3 lần/ngày. Với các vị trí khác, ta sẽ tưới nước lên thân cây từ 1 – 2 lần/ngày. Nếu có thể thì sử dụng vải ba bố để quấn 1/3 thân cây, quấn từ trên xuống.
Chế độ phân bón dừa công trình
Khoảng hai đến ba tháng sau khi trồng, cây dừa đã bắt đầu phát triển bộ rễ tôm. Ta tiến hành sử dụng phân NPK, kết hợp với phân chuồng hoai mục cùng các loại phân hữu cơ khác bón cho cây.
Tỉ trọng phân bón sử dụng sẽ phụ thuộc vào loại đất và tình trạng sinh trưởng của cây. Với dừa công trình thì thông thường sáu tháng sẽ bón phân một lần, mỗi lần bón từ 200-300g NPK.
Phòng trừ sâu bệnh hại dừa công trình
Sâu bệnh hại phổ biến gây bệnh cho dừa công trình phải kể tới bọ dừa, đuông dừa, đốm lá. Chúng ta cần theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời và có những biện pháp xử lí hiệu quả tránh làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây.
- Bọ dừa:
Dấu hiệu: khi là ấu trùng, chúng tấn công lá chét lúc chưa mở làm cho lá dừa khô héo, mất khả năng quang hợp. Nếu nặng cây sẽ rụng hoa không kết trái. Lá chét khi bị tấn công sẽ cong, lá non sẽ bị cháy khô.
Biện pháp: tùy vào mức độ gây hại mà ta có thể bắt thủ công bọ dừa. Nếu nặng ta sẽ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Diazinon như Pyridylmethyl Amine Neonicotinoid để diệt ấu trùng.
- Bệnh đốm lá:
Dấu hiệu: đây là bệnh do nấm Pestalozzia palmarum Cke và Helminthosorium gây ra. Mặt lá sẽ xuất hiện những đốm vàng sau đó lan rộng ra thành các vết cháy hình bầu dục. Bên trong vết cháy có màu xám nhạt, ngoài thì có màu nâu đậm và có quầng màu vàng xanh bao quanh.
Biện pháp: ta sẽ dùng thuốc hóa học Ridomil Gold hoặc Aliette với liều lượng hướng dẫn trên bao bì.
- Đuông dừa:
Dấu hiệu: đuông dừa sẽ xâm nhập vào cây từ ngọn cây sau đó ăn hết hủ dừa. Nếu bị ăn hủ dừa thì dừa công trình gần như sẽ bị chết.
Biện pháp: khi phát hiện đuông dừa tấn công, ta sử dụng thuốc đặc trị đuông dừa hoặc sâu đục thân. Sau đó lấy vải cuốn lại và treo trên đỉnh của cây dừa, duy trì 2 – 3 tháng thì thay thuốc mới.
Địa chỉ mua cây dừa công trình ở đâu uy tín
Nhà vườn Ngọc Lâm là địa chỉ cung cấp dừa công trình hàng đầu tại Hà Nội. Ngoài ra, chúng tôi còn là đơn vị chuyên cung cấp những cây ăn quả, cây bóng mát, cây cảnh ngoại nhập uy tín, chất lượng. Nhà vườn chúng tôi hỗ trợ gửi ảnh cây thực tế tại vườn. Giá cả hợp lí có nhiều ưu đãi vì có vườn ươm và nhà vườn phân phối trực tiếp không qua đơn vị trung gian.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề cùng đội kĩ sư chất lượng, nhà vườn Ngọc Lâm sẽ hướng dẫn khách hàng chăm sóc cây xanh tận tình, cung cấp thêm kĩ năng, mẹo chăm sóc cây tốt. Chất lượng cây khỏe mạnh, không sâu bệnh hại, được lựa chọn kĩ lưỡng về hình dáng, chất lượng quả cũng như khả năng thích ứng nhanh với môi trường mới.
Tựu trung lại, cây dừa vốn là loại cây biểu tượng cho tính cách kiên trung, ngay thẳng, bất khuất của con người và cũng là biểu tượng của văn hóa làng quê Việt Nam. Ngoài việc cung cấp gia vị cho ẩm thực, gỗ cho ngành thủ công mĩ nghệ, dừa còn được lựa chọn trồng làm cây tạo bóng mát, cảnh quan đẹp mắt. Bài viết trên nhà vườn Ngọc Lâm đã chia sẻ tới tới quý khách hàng những thông tin cơ bản và quan trọng về cây dừa công trình. Mong rằng những thông tin này sẽ trở nên hữu ích với các bạn khi trồng và chăm sóc cây dừa.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.