Tùng tuyết mai là một trong những loài hoa Việt Nam góp mặt trong danh sách “Thập đại danh hoa” của thế giới. Loại hoa này thường xuất hiện trong các tác phẩm thơ cổ điển của thi nhân xưa. Vậy tùng tuyết mai có điểm gì mà được mệnh danh là “vua của các loài hoa chơi tết”? Hãy cùng nhà vườn Ngọc Lâm khám phá qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
Giới thiệu chung về tùng tuyết mai
Tùng tuyết mai được ví tựa như một “nàng thơ xứ lạnh”. Nó thuộc vào giống hoa hiếm và có vẻ đẹp toàn diện cùng với hương thơm dịu dàng. Chính vì thế, tùng tuyết mai có giá đắt đỏ.
Nguồn gốc, tên gọi tùng tuyết mai
Về tên gọi của tùng tuyết mai:
- Tên gọi khoa học: Camellia japoniaca L
- Tên tiếng Anh: Boronia Pinnata
- Tên thường gọi: ở miền Bắc, người ta thường gọi là tùng tuyết mai, miền Nam thường gọi là nhất chi mai hoặc hoa thanh liễu, bạch tuyết mai,…
Về nguồn gốc của tùng tuyết mai:
- Giống cây này có nguồn gốc ở châu Úc. Có ba loại: hồng phấn, vàng và tím được phân chia dựa theo sắc hoa. Hiện nay, tùng tuyết mai đã du nhập về Việt Nam.
- Tuy nhiên với điều kiện khí hậu ở Việt Nam chỉ nhân giống được loại tùng tuyết mai có màu hồng phấn. Màu hồng này khá đặc biệt, khá nhẹ nhàng lại pha chút trắng. Nhụy hoa rực rỡ nên nhìn rất nổi bật. Tùng tuyết mai luôn biết làm mới và thu hút mọi ánh nhìn bởi màu sắc, hình dáng và hương thơm của mình.
Đặc điểm cây tùng tuyết mai
Vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn tùng tuyết mai với những loại cây khác có màu sắc tương tự. Dưới đây, nhà vườn Ngọc Lâm sẽ giúp quý khách hàng chỉ ra những đặc điểm cơ bản của giống cây này.
- Tùng tuyết mai là giống cây bụi sống lâu năm. Thân cây chắc khỏe, cứng cáp. Cây trưởng thành có thể cao từ 2-3m. Cây con sẽ thấp hơn khoảng 60-70cm. Giống cây này có thân mảnh, đường kích gốc khoảng 0.5-5cm. Cây lan rộng tán ra xung quanh, đâm nhiều nhánh, thẳng tắp trông rất bắt mắt.
- Lá cây: hình kim nhỏ, màu xanh đậm mọc xung quanh thân và bên cạnh những bông hoa. Đây cũng là một nét độc đáo khác biệt của loài hoa này.
- Hoa: giống này hoa sẽ màu hồng phấn xen lẫn trắng. Hoa có hình chuông hoặc hình ngôi sao. Điểm nổi bật của giống cây này là những bông hoa nhiều màu sắc mang vẻ đẹp dịu dàng. Kích thước từng bông hoa khoảng từ 0,7 – 2cm.
Đặc biệt, hoa và lá tùng tuyết mai có một mùi hương rất riêng, không quá nồng. Khi được ngửi hương hoa tùng tuyết mai, họ cảm thấy sảng khoái, tỉnh táo hơn sau một ngày làm việc mệt mỏi hay là mỗi buổi mai thức dậy.
Tết đến xuân về là thời điểm cây ra hoa. Hoa nở kéo dài từ tháng 12 âm lịch cho tới tận tháng 5 năm sau. Hoa có nhiều cánh, đan xen vào nhau. Màu sắc hoa tùng tuyết mai nhạt dần từ trong nhụy đi ra. Thỉnh thoảng có những cánh hoa trắng pha chút hồng nhạt khiến cho tùng tuyết mai mang trong mình vẻ đẹp độc đáo, mê đắm.
Ý nghĩa của cây tùng tuyết mai
Tùng tuyết mai hay cây thanh liễu không chỉ đẹp mà còn thu hút nhiều người bởi hương thơm đặc biệt. Loại cây này giống như một “cơn sốt” với giới chơi cây cảnh hàng năm.
#1. Về ý nghĩa phong thủy:
Người ta tin rằng tùng tuyết mai là loại cây có ý nghĩa rước lộc về nhà, sinh sôi nảy nở, đem lại sự phồn vinh và thịnh vượng cho gia chủ. Ngoài ra, loại cây này còn mang ý nghĩa đem lại may mắn, bình an cho mỗi gia chủ trong dịp tết đến xuân về. Khi bạn sở hữu một cây tùng tuyết mai thì mọi điều trong gia đình đều thuận buồm xuôi gió.
#2. Về trang trí:
Vẻ đẹp của tùng tuyết mai tăng thêm sự sang trọng, quý phái cho không gian sống. Cây được đặt tại phòng khách thể hiện sự trang nhã, sang trọng.
Đây là loài cây cảnh dễ chăm sóc và nở hoa đúng dịp tết. Vì vậy, tùng tuyết mai là sự lựa chọn phù hợp cho việc trang trí nhà cửa vào dịp tết cổ truyền của dân tộc với ý nghĩa may mắn, sinh sôi nảy nở, rước lộc về nhà.
Tùng tuyết mai loại nhỏ có thể để bàn trông rất tinh tế. Cây tùng tuyết mai kích thước lớn hơn trồng chậu bày giữa nhà hay góc phòng hoặc trước sảnh thì tạo sự sinh động và mùi hương thơm ngát.
Cách trồng cây tùng tuyết mai
Đây là giống cây ra rất nhiều hoa. Chính vì vậy, ta cần lưu ý những vấn đề sau khi tiến hành trồng để cây sinh trưởng và phát triển tốt trong thời tiết khắc nghiệt của nước ta. Hãy cùng nhà vườn Ngọc Lâm tìm hiểu ngay qua phần dưới đây nhé!
- Bước 1: Lựa chọn cây giống
Đây là bước cực kì quan trọng vì nó quyết định 60% khả năng sống sót và phát triển của cây. Với những người không sành về chọn cây giống, bạn nên chọn cây ra nhiều hoa, khỏe mạnh, không sâu bệnh đã được chăm bón từ 3 – 4 tháng. Khi chọn được cây giống ưng ý, bạn nên tỉa bớt cành và ngọn để tạo dáng lại cho cây, giúp cây có sức ra đợt hoa tiếp theo và phát triển cành lá theo thế mới mà bạn muốn.
- Bước 2: Lựa chọn đất và kĩ thuật trồng
Sau khi lựa chọn được cây giống tốt, ta sẽ trồng cây vào đất chuyên dụng. Đất trồng tùng tuyết mai tốt nhất là loại đất Akadama hạt nhỏ ( là loại đất chuyên dụng trồng cây bonsai). Sau đó, ta làm cho đất tơi xốp rồi bỏ vào chậu. Lưu ý, chúng ta nên lựa chọn loại chậu vừa phải. Chậu to sẽ tốn diện tích và tốn đất.
- Bước 3: Cắt tỉa cho cây
Ta sẽ tiến hành cắt bớt phần rễ thừa xung quanh tùng tuyết mai và gieo trồng như bình thường. Tốt nhất người trồng nên để cây chỗ râm mát, ít tiếp xúc với ánh mặt trời gay gắt vào trưa chiều. Ta nên thường xuyên xới đất và tưới nước hằng ngày để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Cách chăm sóc cây tùng tuyết mai
Tùy theo điều kiện thời tiết mà ta có sự chăm sóc khác nhau cho cây. Mùa hạ, bạn cần lưu ý tới nhiệt độ, ánh sáng mặt trời. Mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, bạn cần hạn chế cho cây tiếp xúc trực tiếp với nước mưa.
Cách chăm sóc tùng tuyết mai vào mùa hè
Đây là khoảng thời gian lí tưởng để giống cây này phát triển lá và rễ. Người trồng nên tiến hành cắt tỉa mầm non để tránh việc cây vươn quá cao và cây sẽ ra được nhiều hoa hơn. Nếu để quá nhiều mầm non cây sẽ ra ít hoa và không đẹp.
Tốt nhất, ta nên trồng cây trong bóng râm để tránh ánh nắng trực tiếp gay gắt từ mặt trời. Tùng tuyết mai phải được tưới nước thường xuyên. Thời điểm tưới nước là vào sáng sớm và chiều tối.
Khoảng 12 tháng ta nên đổi chậu một lần. Bởi khi cây bén rễ, phần rễ dưới lan rộng thì cần đổi sang chậu lớn hơn hoặc tìm khu đất thích hợp để trồng xuống.
Cách chăm sóc tùng tuyết mai vào mùa đông
Vào mùa đông, khí hậu nước ta lạnh buốt và mưa nhiều. Thời điểm này, cây dễ chết do bị úng nước hoặc quá lạnh. Chính vì vậy, thời gian này ta nên hạn chế tưới nước thường xuyên. Khi nào thấy bề mặt đất hơi khô thì ta có thể tưới khoảng 2 ngày/lần.
Điều kiện phân bón cây tùng tuyết mai
- Tùng tuyết mai rất thích nước giải. Vì vậy, ta cần có một cái chum để chứa nó và pha thật loãng theo tỉ lệ (1 nước giải/20 nước) tưới cho cây tuần một lần.
- Ta cũng nên dùng luân phiên, xen kẽ nhiều loại nước như nước vo gạo, nước tiểu ngâm hoặc nước ốc ngâm trong để cây đủ chất. Tránh bón phân hóa học, kể cả NPK bởi nó sẽ khiến cây dễ chảy nhựa vào mùa hè.
- Người trồng có thể bón phân 1 lần bằng cách mua hạt đậu tương về, giã nhuyễn và chôn xung quanh gốc cách khoảng 10cm từng viên to bằng củ lạc. Khi tưới phân sẽ tan dần thấm vào đất.
Nhà Vườn Ngọc Lâm – Địa chỉ mua tùng tuyết mai uy tín
Vậy thì nên chọn mua cây tùng tuyết mai ở đâu chất lượng mà giá cả lại phải chăng chắc hẳn là phân vân của nhiều người chơi cây. Hiện nay, giống cây này ngày càng được nhân rộng và phổ biến trên thị trường cây cảnh. Tuy nhiên, không phải vườn ươm nào cũng cho ra những cây giống chất lượng.
Đến với nhà vườn Ngọc Lâm, chúng tôi cam kết cung cấp cho khách hàng những cây giống tùng tuyết mai chắc khỏe, được đảm bảo đúng giống, không sâu bệnh, tỉ lệ sống sót 100% mà giá cả lại phải chăng. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, nhà vườn chúng tôi tự tin sẽ làm hài lòng quý khách hàng không chỉ về chất lượng cây mà còn là chất lượng phục vụ.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ nhà vườn Ngọc Lâm gửi tới quý khách hàng về cách trồng và những lưu ý quan trọng khi chăm sóc cây tùng tuyết mai. Mong rằng, với những thông tin này sẽ phần nào giải đáp được những thắc mắc hay cung cấp được những thông tin cần thiết cho bạn đọc về giống cây độc đáo này. Hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để sở hữu cho mình chậu tùng tuyết mai xinh đẹp nhất nhé!
Đinh Thị Thảo –
Cây khỏe đẹp.