Cây Kè Bạc

HỖ TRỢ MUA HÀNG: Hotline Zalo 0968 750 386 - Tư Vấn Chụp Ảnh Cây Thực Tế Tại Vườn - Giao Hàng Tận Nơi Trên Toàn Quốc

Anh Chị Đại Lý Mua Số Lượng Lớn Liên Hệ Sđt/Zalo: 0963.61.8863 để được giá tốt nhất

Mô tả

Cây Kè Bạc – một giống cây được du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam trong những năm gần đây có lẽ vẫn là cái tên khá xa lạ trong làng cây cảnh nước ta. Tuy nhiên, với vẻ ngoài phóng khoáng và sang trọng, đây là cây công trình được săn đón nhiều nhất hiện nay. Vậy cây kè bạc có những đặc điểm, lợi ích bất ngờ gì? Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây kè bạc có khó hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của nhà vườn Ngọc Lâm để hiểu hơn về giống cây kè bạc này nhé!

Giới thiệu đôi nét về cây kè bạc

Cây kè bạc được yêu thích bởi sự độc đáo – lạ mắt với màu lá bạc óng ánh. Cây kè bạc không chỉ cây cảnh tạo vẻ đẹp tươi mới cho căn nhà, không gian sống mà còn cho bóng mát khắp khuôn viên của chúng ta. 

  • Tên thường gọi: Cây Kè lá bạc, Kè bạc, Kè Bạc Mỹ
  • Tên khoa học: Bismarckia nobilis – hàm ý sự “quý tộc”trong tiếng Latinh
  • Tên tiếng anh: the Bismarck Palm
  • Họ thực vật: Arecaceae (Cau)
  • Nguồn gốc, xuất xứ: cây có nguồn gốc chính là ở Madagascar – theo tài liệu là quốc đảo nằm trên Ấn Độ Dương 
  • Tại Việt Nam: Hiện nay, kè bạc đã có mặt tại rất nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước nhưng xuất hiện nhiều nhất là ở khu vực phía Nam. 

Đặc điểm của cây kè bạc

Tìm hiểu đặc điểm hình thái của cây kè bạc

  • Thân cây: Cây kè bạc có thân gỗ bản to, hình trụ, chiều cao của cây bao gồm cả lá rơi vào khoảng 2m đến 6m với đường kính cây từ 30cm – 45cm, cây có xu hướng hơi phình ra ở phần gốc.
  • Lá cây: Cây kè bạc có lá xòe rộng (lá xẻ thùy hình quạt) trông như một chiếc quạt khổng lồ, gần giống cây cọ nước ta. Lá khi trưởng thành có thể rộng lên đến 3m, tạo tán rộng đến 7,5m. Cuống có lông, cứng, tạo thành bẹ cuốn quanh thân, vẽ ra hình so le rất ưng mắt. Lá cây kè bạc có màu xanh bề mặt phủ lớp trắng trắng màu bạc óng ánh, đây cũng là đặc điểm chính tạo nên cái tên Kè Bạc. Mỗi chiếc lá, 
  • Hoa: Hoa kè bạc cái hình cầu có màu xanh, hoa đực sẽ có màu đỏ pha chút nâu, hoa đơn tính, mọc trên cụm bông dài hình trụ. 
  • Quả: Quả kè bạc hình trứng, lúc còn non có màu xanh lục, khá mọng và bóng. Khi chín quả kè bạc chuyển sang màu nâu đen, cứng và dần khô lại. 

Về đặc điểm sinh thái của cây kè bạc

Các chuyên gia sinh học nhận thấy rằng cây Kè Bạc rất ưa sáng, có tốc độ sinh trưởng chậm (được nhân giống từ hạt), nhưng khả năng sinh trưởng cũng như phát triển lại cực kỳ ấn tượng. Nó có tuổi thọ cao, sống thích hợp ở mọi loại đất trồng, không kén chọn đất trồng, nhu cầu nước trung bình, không tốn nhiều công sức chăm sóc, khả năng chịu hạn của cây tốt, mức độ chịu úng kém và ít sâu bệnh. 

Lợi ích bất ngờ từ cây kè bạc

Dùng làm cây bóng mát

Là một trong những giống cây quý nhập ngoại vào nước ta, cây kè bạc được đánh giá cao như một loài cây cho bóng mát tốt. Với tán lá xoè rộng, to, chiều cao ổn, cây kè bạc được trồng trồng đơn lẻ hoặc trồng thành bụi để tạo bóng mát, che nắng nóng oi bức, giảm đi cảm giác khó chịu, mang lại vẻ đẹp đơn sơ, hiện đại và sang trọng. 

Sử dụng làm cây cảnh

Loại cây nhập ngoài này sở hữu vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng và riêng biệt. Bạn chắc chắn sẽ bị thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi những chiếc lá xòe tròn như những chiếc quạt khổng lồ, phù hợp để tạo cảnh quan trong những không gian, địa điểm rộng rãi. Lá kè bạc có màu xanh bạc nên trông rất dịu dàng, thanh thoát, quyến rũ, pha chút cá tính, khỏe khoắn. 

Những không gian thích hợp để trồng cây Kè Bạc?

Mang trong mình hình dáng  độc lạ từ vóc dáng, hoa, lá, quả, kè bạc rất được ưa thích và được trồng ở rất nhiều nơi, tuy nhiên, tán lá của nó rộng nên không thích hợp ở những nơi có không gian nhỏ hẹp. Cụ thể, bạn có thể đầu tư trồng cây kè bạc trong khuôn viên sân vườn, biệt thự, công viên, cơ quan, khách sạn, nhà hàng, quán cafe, khu đô thị, nhà máy, hay bất cứ công trình nào đều rất hữu ích cũng như tiết kiệm chi phí. 

Giúp thanh lọc không khí

Theo Công bố của NASA, cây kè bạc lại được xếp trong top 3 những loài cây nên trồng trong gia đình nhờ có tác dụng thanh lọc không khí cực kỳ rốt. Theo nhiều nghiên cứu khác, giống cây này có khả năng loại bỏ formaldehyde trong không khí, có khả năng hút các chất bụi bẩn rất tốt và hạn chế các loại độc tố gây ra bởi kim loại nặng, làm cho không khí thêm trong lành, tươi mát và thoáng đãng. Điều này chỉ ra tại sao kè bạc được trồng nhiều trong cách khu đô thị, đường phố hay các nhà máy xí nghiệp.

Một số lợi ích khác của cây kè bạc

Ngoài những công dụng kể trên, Kè bạc cũng được ứng dụng rất lớn trong nhiều lĩnh vực đời sống khác. Chẳng hạn như, kè bạc được trồng trong khuôn viên nhà để đuổi gián, ruồi, muỗi hoặc côn trùng khác. Lá cây cũng được ứng dụng để lợp thành các mái che. Ngoài ra, phần thân mềm có thể dùng làm bột cọ, dùng cho chế phẩm bón cây trồng rất tốt.

Ý nghĩa phong thuỷ của cây kè bạc

Cây kè bạc có vóc dáng khoẻ khoắn, vững chắc, lá xòe to, tròn, rộng, cành dài mang ý nghĩa của sự vẹn toàn, phát triển, vững chắc. Theo phong thủy,  kè bạc là cây giúp xua đuổi các tà khí, che chở cho gia đình, ý nghĩa sinh tài, đem tới nhiều tài lộc, may mắn và thịnh vượng cho người sở hữu. 

Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây kè bạc

Kỹ thuật trồng cây kè bạc

Hiện nay, hầu hết mọi người sử dụng kè bạc làm cây công trình trong các khu đô thị, khuôn viên khác để tạo bóng mát và mỹ quan. Ngoài ra, nó còn được trồng trong chậu làm cây bonsai. Kè bạc không kén đất nên việc trồng giống cây này cũng không quá phức tạp.

  • Đất trồng và mật độ trồng

Như đã đề cập, cây kè bạc có thể sinh trưởng, phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên nếu cây kè bạc được nhân giống trên nền đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp thì sẽ phát triển nhanh và mạnh hơn rất nhiều. Đất thịt có lẫn cát pha là loại đất phù hợp nhất để trồng cây kè bạc. Bởi, nó hỗ trợ việc thoát nước tốt hơn, tránh tình trạng ứ đọng nước gây thối rễ. Bạn có thể trộn thêm phân hữu cơ, trùn quế, phân rác xanh, phân bò đã hoai mục với đất trồng để tạo độ ẩm lý tưởng cho phần rễ cây. 

Nếu bạn muốn trồng cây vào trong chậu thì nên trộn đất với tỉ lệ một phần đất chậu + một phần chất khoáng + một phần than bùn. Lưu ý chậu đựng cây phải có lỗ đủ để thoát nước tốt. 

Cây kè bạc sinh trưởng tốt nhất ở những nơi đón nhiều ánh nắng tự nhiên từ mặt trời. Nên chú ý mật độ đất trồng giữa các cây tối thiểu là 5m nếu trồng nhiều. Nếu trồng theo bụi thì mật độ đất trồng cũng sẽ tăng lên, từ 15m đến 20m nhằm tạo điều kiện thuận lợi và không gian cho cây phát triển. Bởi, khi cây trưởng thành, kè bạc sẽ có những tán lá xòe ra khá rộng.

  • Kỹ thuật trồng cây

Khi kè bạc non được bưng lên phải trồng ngay để bộ rễ nhanh chóng tiếp xúc với đất. Chú ý không để rễ cây không bị dập, gãy, hư hỏng trong quá trình bứng cây giống. Nên đào hố trước khi trồng, cho thêm một chút xơ dừa bên dưới với mục đích tăng độ thoát nước. Tương tự với cây trồng trong chậu, bạn cũng cần chuẩn bị đất trồng có trộn xơ dừa. Khi đặt cây vào hố/chậu, bạn phải loại bỏ hết túi bầu, túi nilon, các dây ở gốc cây. Dựng cây thẳng, cho đất vào, nén chặt đất và tưới nước cho cây.

Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc cây kè bạc

  • Ánh sáng: Kè bạc ưa nắng và ưa sáng nến ánh sáng được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cây. Hãy chọn nơi thoáng mát, nơi có ánh sáng khuếch tán để cây cảm nhận được nhiều ánh sáng mặt trời tự nhiên nhất phục vụ cho quá trình sinh trưởng. Nếu trồng cây ở những nơi có gió, bạn nên dùng cây chống để cây đứng vững, không bị ngả nghiêng hay bật gốc. Chú ý dọn cỏ sạch sẽ hoặc phát quang xung quanh để cây có khả năng nhận được ánh sáng tốt nhất. 
  • Nước: Chịu hạn cực tốt nhưng kè bạc lại chịu úng kém nên bạn cần phải lưu ý về việc tưới nước. Chỉ tưới nước khi cần, không tưới quá nhiều nước, tránh tình trạng cây bị nhũn thân hoặc thối gốc. Nếu thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao thì không cần tưới nước.
  • Đất: Kè bạc có khả năng thích ứng và sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên, loại đất chuyên dùng là loại đất thịt pha cát và tơi xốp.
  • Phân bón: Để cây phát triển đều, bạn có thể bón các loại phân hữu cơ, phân hoại mục hoặc phân chuồng đã ủ vào các tháng. Khoảng độ 2 đến 3 tháng, bạn nên bón phân NPK 1 lần. 
  • Cắt tỉa cành lá: Nhằm tạo dáng tròn đẹp hơn, bạn nên thường xuyên Cắt tỉa cành lá cho cây. Bên cạnh đó, khi cây xuất hiện các cành lá bị héo, khô cháy, người trồng cũng phải thực hiện việc cắt bỏ cả lá và bẹ hẹp để tạo mỹ quan và tránh được sâu bệnh hại cây.
  • Sâu bệnh: Cây kè bạc là loại cây khỏe mạnh, rất hiếm sâu bệnh nấm hại, tuy nhiên, hy hữu vẫn có các trường hợp gây ảnh hưởng đến sự phát triển xanh tốt cây. Những bệnh cây kè bạc hay gặp như rệp, sâu bọ nẹt, sâu cuốn lá, nhện hoặc bệnh thối rễ, thối nhũn gây hại đến sức khỏe của cây. Các bệnh này chủ yếu đến từ chế độ chăm sóc chưa đúng cách và môi trường sống. Vì thế, bạn nên thường xuyên quan sát và chăm sóc cẩn thận để phát hiện bệnh sâu bệnh và xử lý kịp thời. Bạn có thể dùng một số loại thuốc bảo vệ thực vật và phun trực tiếp lên cây theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Câu hỏi thường gặp

Sự khác nhau giữa cây Kè ta và cây Kè bạc

Cây Kè Bạc có khác biệt so với cây Kè Việt Nam? Trên thực tế, cả hai giống cây này đều thuộc họ thực vật Arecaceae (họ Cau), dễ dàng thích nghi với nhiều loại đất cũng như điều kiện khí hậu khác nhau. Chúng đều có tuổi thọ trung bình cao, khả năng chịu hạn cao với tốc độ sinh trưởng chậm. Bên cạnh những nét tương đồng, chúng vẫn có những điểm khác nhau, cụ thể: 

Cây Kè Việt Nam Kè Bạc
Tên khoa học
  • Livistona Rotundifolia
  • Bismarckia Nobilis
Nguồn gốc
  • Xuất hiện tại Việt Nam
  • Madagascar
Phân bố
  • Cây được nhân giống rộng rãi trên cả nước, xuất hiện nhiều ở trung du miền núi phía Bắc & khu vực miền Trung.
  • Khu vực phía Nam
Thân cây
  • Cây trưởng thành có thể cao tới 20m. Cuống lá rụng để lại nhiều gai dày trên thân cây.
  • Chiều cao trung bình tương đối thấp, chỉ cao từ 2m đến 6m.
Lá cây
  • Tán lá kè Việt Nam có kích thước nhỏ hơn, lá có màu xanh lục.
  • Tán lá kè bạc lớn hơn, có màu xanh phủ màu trắng bạc.
Quả
  • Khi chín, quả kè có màu đỏ bắt mắt, nổi bật.
  • Quả kè bạc trưởng thành có màu nâu đen.

Giá cây Kè Bạc bao nhiêu?

Cây kè bạc có chiều cao từ 50cm trở lên là loại cây đủ điều kiện rao bán. Tùy theo nhu cầu của người mua, người bán sẽ đưa ra những tư vấn chi tiết và cụ thể hơn. Cây kè bạc nhỏ tuổi với kích thước nhỏ thì giá dao động chỉ vài trăm nghìn đồng. Trong khi đó, cây kè bạc trưởng thành cao tới vài mét thì giá bán sẽ lên đến tiền triệu.

Mua ở đâu tốt nhất?

Tại Nhà vườn Ngọc Lâm, chúng tôi cung cấp giống cây Kè Bạc trên khắp cả nước, với nhiều độ tuổi, kích cỡ khác nhau từ những cây giống mới ươm mầm, cây non cho đến cây trưởng thành hay các cây công trình lớn đã ra hoa kết quả. Nhà vườn chúng tôi tự chủ về nguồn cây giống nên giá cây của cực kỳ cạnh tranh. Đến với chúng tôi, bạn không chỉ chọn được loại cây tốt nhất với báo giá chuẩn nhất mà còn nhận được những chia sẻ, tư vấn về cách lựa chọn cây, kỹ thuật trồng và về những kinh nghiệm để chăm sóc cây có thể sinh trưởng và phát triển mạnh. 

Ngoài cây Kè Bạc, Nhà vườn Ngọc Lâm là đơn vị chuyên cung cấp tất cả các giống cây trồng khác, có hàng nghìn loại cây ăn quả, cây bụi, cây cảnh trồng công trình, cây đẹp, khỏe mạnh, đa dạng về kích thước để bạn lựa chọn. Do đó, nếu bạn có ý định tìm mua bất kỳ giống cây nào thì hãy tới Nhà vườn Ngọc Lâm để chọn được cây trồng phù hợp nhé!

Có thể thấy, cây kè bạc là một trong những giống cây quý nhận được rất nhiều sự yêu thích của mọi người. Bởi cây không chỉ đẹp về hình thức mà còn chứa đựng những lợi ích bất ngờ, và điều đặc biệt hơn kè bạc còn mang ý nghĩa phong thuỷ tốt đẹp, có thể xua đuổi đi các tà xấu, mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia đình. Hy vọng với bài viết này, bạn đã tiếp cận thêm thật thông tin hữu ích cũng như kỹ thuật chăm sóc cây kè bạc đúng cách.

Đánh giá (0)

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây Kè Bạc”

Hotline: 0968 750 386 Nhắn tin Facebook Zalo: 0968 750 386 Nhà Vườn Ngọc Lâm