Chanh ngón tay là một giống có cây có gai trong họ cam quýt. Đây là một trong những loại quả được săn đón nhiều bởi các đầu bếp ẩm thực hàng đầu. Vậy trồng chanh ngón tay có khó không và kỹ thuật chăm sóc nó như thế nào? Hãy cùng Nhà vườn Ngọc Lâm tìm hiểu nhé!
Thông tin về giống chanh ngón tay
Chanh ngón tay là loại cây có nguồn gốc từ các bang cận nhiệt đới của nước Úc như Queensland và New South Wales. Đây là nơi mà người dân bản địa đã dùng cam quýt làm thực phẩm và thuốc từ hàng nghìn năm nay. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, cây chanh ngón tay đã dần trở nên phổ biến trong các căn bếp trên khắp thế giới.
Cây chanh ngón tay là dạng cây thân thẳng, lá của cây này so với các loại chanh khác thì nhỏ hơn nhưng gai lại lớn hơn. Hoa của chanh ngón tay có màu trắng nhỏ và có mùi hương khá thơm, không bị nồng.
Quả chanh ngón tay có hình thù khá kỳ lạ và đặc biệt, nó không tròn như những quả chanh bình thường của Việt Nam mà lại hơi thuôn dài. Chanh ngón tay có vị rất giống với chanh thường nhưng ít chua hơn, hương vị của quả này đôi khi cũng có một chút thay đổi tùy thuộc vào điều kiện phát triển của cây.
Một điều thú vị khác về quả chanh ngón tay là ruột bên trong quả, khi bổ đôi quả chanh và bóp nhẹ 2 đầu thì phần ruột bên trong sẽ trào ra giống như những quả trứng cá hồi. Đây cũng là lý do mà chanh ngón tay còn được người dân bản xứ gọi là chanh trứng cá hồi.
Công dụng và lợi ích quả chanh ngón tay
Về mặt dinh dưỡng, chanh ngón tay là một nguồn cung cấp Folate, Kali và Vitamin E giúp chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào, tăng cường đề kháng và ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Đặc biệt, hàm lượng Vitamin C có chứa trong quả chanh này cao gấp 3 lần so với các dòng chanh, cam quýt thông thường. Chúng cũng được dùng tại chỗ như một chất khử trùng cho các vết loét và nhọt bị nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, chanh ngón tay còn được xem như là một nguyên liệu trang trí tuyệt vời cho nhiều món ăn, làm lớp phủ cho salad. Vì đặc thù cấu tạo bên trong trái chanh ngón tay giống trứng cá hồi nên nó được dùng để trang trí món ăn khá nhiều. Chúng cũng được kết hợp tuyệt vời với hải sản, để thay thế chanh thái lát thông thường trên hàu và vỏ sò. Bạn cũng có thể dùng chanh ngón tay để pha cho mình một ly Cocktail hoặc một cốc nước ép để giúp thanh lọc và làm mát cơ thể.
Kỹ thuật trồng cây chanh ngón tay
Tiêu chuẩn về hạt giống chanh ngón tay
Có 2 loại giống chủ yếu để trồng cây chanh ngón tay: cây trồng từ hạt và cây gốc ghép. Cho dù là với loại nào thì bạn cũng nên chọn cây giống khỏe, chất lượng tốt. để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển ổn định và ít sâu bệnh hại để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt. Để nhanh thu hoạch trái, bạn nên chọn giống cây gốc ghép (sau khoảng 2 năm là có quả), còn nếu trồng bắt đầu từ hạt giống thì phải từ năm thứ 15 trở đi mới đơm trái.
Cây gốc ghép đủ tiêu chuẩn về chất lượng phải có chiều cao từ 50-70cm, chiều cao gốc khoảng 20cm, đường kính bầu 15cm. Nên kiểm tra các tình trạng sâu bệnh của cây trước khi mua.
Đất trồng
Chanh ngón tay không kén loại đất để trồng, nhưng để cho quả chất lượng thì tốt nhất nên được trồng ở đất thịt tơi xốp, nhiều bùn. Từ 5-8 là độ pH lý tưởng của môi trường đất đảm bảo cho cây phát triển tốt. Không nên trồng cây trên đất không thoát nước tự do, đặc biệt là trong thời gian ẩm ướt kéo dài .
Khi trồng, cần đào kênh hoặc lên luống cao để tránh trường hợp chanh bị úng nước và mặn. Kích thước hố trồng có thể tham khảo là: 0,6*0,6*0,6 (m), đào sâu 30-40cm với vùng đất thấp, đất đồi đào sâu từ 60-80cm.
Kỹ thuật chăm sóc cây chanh ngón tay
Tưới nước
Nên tưới nước cho cây chanh ngón tay để đảm bảo có đủ nước trong suốt mùa sinh trưởng, đặc biệt là lúc cây ra hoa, đậu quả và trong thời kỳ phát triển của quả. Hầu hết người trồng đều sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt.
Chỉ sử dụng nước tưới có chất lượng tốt – nhớ kiểm tra độ pH và độ mặn của nước định kỳ. Thiết bị theo dõi độ ẩm của đất như máy đo độ căng nên được lắp đặt trong vườn cây ăn quả để giúp lên lịch tưới một cách chính xác để không làm cây ngập úng hoặc thiếu nước.
Bón phân
Trước khi trồng cây, bạn nên bón lót phân chuồng vào hố trước với tỷ lệ:
- Phần chuồng hoai mục: 20-30kg
- Phân lân: 0,5kg
- Vôi bột: 1-1,5kg
Trộn đều các loại phân ở trên với đất, dùng cuốc phá thành hồ rồi rải đều lên mặt hố, lấp đất mỏng. Sau đó bơm nước đầy hố, chờ khoảng 10-15 ngày là trồng được cây chanh ngón tay.
Chanh ngón tay được xem là cần ít phân bón hơn các giống cam quýt khác. Không nên bón phân từ khi cây ra hoa cho đến khi trái dài 1 cm, nếu không trái có xu hướng bị hỏng. Tốt nhất là bón phân với lượng nhỏ 2-3 lần trong suốt mùa sinh trưởng, cẩn thận không bón quá nhiều phân cho cây vì đã được chứng minh bón nhiều là có hiện tượng chết cây
Điều kiện ánh sáng
Điều kiện ánh sáng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cây chanh ngón tay. Nếu ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây quá lâu sẽ gây ra tình trạng lá chanh bị vàng và cháy nắng. Mỗi ngày, bạn chỉ nên để ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây khoảng từ 4-5 tiếng.
Chính vì thế, bạn có thể trồng cây chanh ngón tay bên cạnh những loại cây tán lớn để chúng có thể che bớt ánh nắng chiếu vào trực tiếp.
Trị các loại bệnh ở trên cây
Cũng tương tự như các loài cây cam quýt khác, sâu bọ thường là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu ở chanh ngón tay. Khi cây bị sâu bọ tấn công thì sẽ bị suy yếu, hạn chế khả năng sinh thưởng. Một số loại sâu bọ thường gặp là: sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rầy mềm, nhện đỏ,…
Mỗi loại bệnh sẽ có những loại thuốc đặc trị riêng. Bạn có thể tham khảo các loại thuốc trị sâu bệnh như sau nhé:
- Sâu vẽ bùa: Đây là một loại sâu bọ gây hại thường xuyên khi cây ra lá non. Người làm vườn có thể dùng Padan 95SP, Sevin 80WP,…hoặc những loại thuốc có tính nội hấp tương tự.
- Ấu trùng và thành trùng nhện đỏ: sử dụng thuốc Danitol, Confidor, Kelthane,…
- Rầy mềm: thường gây hại cho chồi non, hút nhựa mặt dưới lá non, có thể sử dụng Supracide 40EC, Bassan 50ND, Trebon 10ND,…để tiêu diệt loại sâu bọ này.
- Rầy chổng cánh: nguyên nhân trung gian gây bệnh vàng lá ở cây, dùng thuốc Admire 50ND, Applaud MIPC 25%, BTN, Trebon 10ND, Bassan 50ND,…để tiêu diệt.
- Bệnh loét, ghẻ: thường gây thiệt hại nặng nề trong mùa mưa, các loại thuốc như Kasuran, Copper Zin, Bordeux,…hoặc những loại thuốc gốc đồng tương tự có thể dùng để phòng trị.
- Thối gốc – cây chảy nhựa: Bệnh này có thể rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng quả thu hoạch sau này, sử dụng thuốc Aliett 80 BHN, Copper Zine, Captan 75 BHN,…để phòng trị.
Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn vẫn nên phòng bệnh cho cây chanh ngón tay để phòng những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Khi trồng, bạn có thể cho thêm kháng sinh vào cây hoặc tinh dầu neem (phun 2-3 lần/tuần) để phòng ngừa hiệu quả.
*** Xem thêm: Cây nho ngón tay – giống cây được người dân lựa chọn trồng nhiều nhất
Một số thông tin bổ sung
Cây chanh ngón tay thu hoạch vào thời điểm nào?
Tính từ lúc ra hoa thì khoảng sau 3-4 tháng là có thể thu hoạch cây chanh ngón tay. Tuy nhiên, thời gian thực tế còn dựa vào giống, tuổi và tình trạng phát triển của cây.
Mua giống chanh ngón tay ở đâu?
Để có được giống cây chanh ngón tay chất lượng, bạn có thể tìm mua tại Nhà Vườn Ngọc Lâm. Đây là một trong những đơn vị tiên phong về các giống cây ăn quả nhập khẩu – Địa chỉ website: https://nhavuonngoclam.com/
Chanh ngón tay trồng được ở chậu không?
Chanh ngón tay hoàn toàn có thể trồng được ở trong chậu. Tuy nhiên bạn cần để ý lượng nước tưới tiêu khi cây trồng trong chậu để tránh trường hợp quá nhiều nước, khiến cây bị ngập úng và không đơm quả.
Chanh ngón tay hiện nay được coi là giống chanh đắt nhất thế giới. Chính vì thế, lựa chọn chanh ngón tay để trồng là một trong những cách cải thiện tình hình kinh tế cho rất nhiều người. Nếu có bất cứ thắc mắc vào về cách chăm sóc và kỹ thuật chanh ngón tay thì hãy liên hệ với Nhà Vườn Ngọc Lâm nhé!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.