Cây vải thiều

1.500.000đ

HỖ TRỢ MUA HÀNG: Hotline Zalo 0968 750 386 - Tư Vấn Chụp Ảnh Cây Thực Tế Tại Vườn - Giao Hàng Tận Nơi Trên Toàn Quốc

Anh Chị Đại Lý Mua Số Lượng Lớn Liên Hệ Sđt/Zalo: 0963.61.8863 để được giá tốt nhất

Mô tả

Hiện nay, vải thiều là giống cây ăn quả chủ lực của nước ta. Vải thiều không chỉ là loại quả chứa nhiều giá trị dinh dưỡng mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Quả vải còn được xuất khẩu sang nước ngoài và trở thành loại quả được ưa chuộng, đắt đỏ nơi “xứ người”. Bài viết dưới đây của nhà vườn Ngọc Lâm sẽ giúp khách hàng có một cái nhìn tổng quan về cây vải thiều để bà con hiểu thêm về đặc tính sinh trưởng của cây từ đó nâng cao năng suất góp phần tăng thu nhập cho người trồng.

Tổng quan về cây vải thiều trưởng thành

Quả vải mọng nước, ngon ngọt khiến ai cũng thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những sự thật thú vị về cây vải thiều. Dưới đây, nhà vườn Ngọc Lâm sẽ cung cấp tới quý khách hàng những thông tin cần thiết về cây vải thiều trưởng thành có hoa và quả. 

Nguồn gốc – tên gọi cây vải thiều

Về nguồn gốc sẽ chia thành hai giai đoạn:

  • Thời phong kiến: 

Theo sử sách Trung Quốc ghi chép, Hán Vũ Đế đã sai đem 100 cây vải từ Giao Chỉ về trồng. Tuy nhiên, không có một cây nào có thể sống sót. Chính vì thế, ông bắt Giao Chỉ hàng năm phải cống nạp quả vải. 

Thời nhà Đường, Dương quý phi rất thích ăn vải đến mức đặt cho nó một cái tên “phi tử tiếu” – “nụ cười Dương Phi”. Vua Đường muốn chiều lòng mĩ nhân nên thường xuyên bắt cống nạp vải, sai phu trạ phi ngựa hỏa tốc để vận chuyển. Lúc đó, quả vải sẽ được ướp với mật hoặc muối để tươi ngon suốt chặng đường dài. 

Lê Quý Đôn cũng từng ca ngợi quả vải qua sách “Vân Đài loại ngữ” rằng: “mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh” và “nước Nam sản xuất trái lệ chi nhiều nhất, lệ chi ở xã An Nhơn (Yên Nhân) huyện Đường Hào ngon, ngọt, thơm không thể nào tả được”.

  • Thời hiện đại:

Vào thời điểm cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, ngoài giống vải bản địa, giống vải thiều của Trung Quốc du nhập vào nước ta. Giống vải vùng Yên Nhân mà Lê Quý Đôn ca ngợi vẫn còn, nhưng quả to và chua hơn vải thiều ngày nay.

Cụ Hoàng Phúc Thành quê Thanh Sơn, Thanh Hà, Hải Dương từng làm phu khuân vác ở cảng Hải Phòng. Cụ thấy mấy ông lái buôn người Trung Quốc quê ở Thiều Châu ăn quả vải rồi vứt hạt đi nên đã nhặt được 6 hạt, đem về quê ươm giống trồng và kết quả mọc được 3 cây. Khi dọn cỏ, cụ bà sơ ý làm chết mất 2 cây. Cây còn lại chính là cây vải thiều đầu tiên ở nước ta. Rồi từ đó, chiết cành ra để trồng thêm. 

Số cây và số vườn vải càng ngày càng tăng. Con cháu và họ hàng nhớ ơn cụ nên đã xây dựng miếu thờ bên cạnh cây vải tổ. Vì có nguồn gốc như thế nên nó có tên là vải thiều, nhưng chưa hẳn là nòi vải ở Thiều Châu.

Cây vải tổ hiện nay ở Thanh Hà thuộc quyền sở hữu của cháu nội cụ Thành cụ Hoàng Văn Thu. Ngày nay, vải thiều được nhân giống tại nhiều nơi khác trên khắp Việt Nam như Lục Ngạn (Bắc Giang), Chí Linh (Hải Dương) và nhiều địa phương khác.

Về tên gọi: cây vải thiều có tên khoa học là Litchi chinensis, tên khác là lệ chi. Đây cũng là loài duy nhất trong chi Litchi thuộc họ bồ hòn. Loại quả này có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc sau đó trải dài về Indonesia và Philippines. 

Đặc điểm giống cây vải thiều 

+ Về rễ cây: đa số cây vải được trồng bằng phương pháp chiết cành nên rễ nông độ sâu khoảng 60cm. Tuy nhiên, cây trồng từ hạt hoặc cây ghép trồng nơi đất dày và tốt rễ sẽ ăn sâu tới 1.6m, rễ tơ xung quanh phát triển. Rễ của cây vải thiều trưởng thành sẽ ăn rộng hơn so với tán cây từ 1.5-2 lần. Rễ con sẽ tập trung ở chỗ hình chiếu tán và ở độ sâu từ 0-20cm. Nấm cộng sinh sẽ giúp cho rễ vải phát triển và hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

+ Thân và tán cây: cây vải thiều trưởng thành đã có hoa có quả trung bình cao từ 10-15m. Tán cây hình mâm xôi, rộng từ 8-10m. 

+ Lá cây: vải thiều có lá kép hình lông chim. Mép của lá thẳng và không gợn sóng. Lá non sẽ có màu trắng hoặc nâu đỏ, khi lớn sẽ chuyển sang màu xanh đậm. 

+ Hoa: vải thiều khá đặc biệt có tới 3 loại hoa: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Hoa đực và cái nở khác thời điểm nên ta phải trồng thêm giống khác để thụ phấn. Thời gian hoa nở từ 30-40 ngày và nở trong khoảng từ 6-10h. 

+ Quả: quả vải thiều không quá to, mọng nước, cùi dày. Vỏ sần sùi, khi chín chuyển sang màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm. Đặc biệt, vải thiều ở Thanh Hà hạt rất lép, thậm chí nhiều quả không thấy hạt. Thịt dày, mọng nước, ngon ngọt vô cùng. Mùa vải khá ngắn, thường chỉ khoảng 1-2 tháng (tháng 4 – tháng 5). 

Công dụng cây vải thiều 

Như bạn đã biết, vải thiều không chỉ có vị ngon ngọt, mọng nước mà nó còn đem lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. 

  • Tăng cường hệ miễn dịch: vải thiều chứa rất nhiều vitamin C – hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại những cơn sốt, cảm,…khi giao mùa. Ngoài ra, vitamin C có tác dụng chống oxi hóa, kích thích cơ thể sản sinh bạch cầu. 
  • Cung cấp năng lượng: lượng nước dồi dào kết hợp với lượng đường có trong vải thiều sẽ giúp ta giải khát đồng thời bổ sung năng lượng tức thời, tiếp thêm chất điện giải, phục hồi năng lượng. 
  • Phục hồi tổn thương gan: vải thiều chứa rất nhiều chất bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan, giúp gan chống lại các chất độc khi sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn, và chất kích thích. 

Cách trồng cây vải thiều

Vải thiều là loại quả được trồng nhiều ở khu vực Hải Dương, Bắc Giang đem lại năng suất và giá trị kinh tế cao trong nhiều năm qua. Nếu vận dụng đúng kĩ thuật trồng cây, kết hợp quy trình chăm sóc hợp lí, bà con có thể trồng cây vải thiều ở trên khắp cả nước mà vẫn cho năng suất, sản lượng cao. 

Tiêu chuẩn chọn giống vải thiều 

Với phương pháp trồng cây ghép, ta sẽ trồng trong bầu túi polietilen với kích thước tối thiểu  10 x 22cm, khả năng tiếp hợp tốt. Cành cùng với gốc ghép phải phát triển đều nhau. Vết ghép phải được gỡ bỏ toàn bộ dây ghép. Cây giống phải có bộ rễ sinh trưởng tốt, không sâu bệnh hại. 

Đường kính gốc ghép cần cách mặt đất 2cm, tức là 0.8-1cm. Cành ghép từ 0.5-0.7cm, chiều dài khoảng 30-40cm lưu ý là phải có từ 2-3 cành cấp 1 trở lên. 

Đất trồng cây vải thiều 

Giống vải thiều không kén đất trồng. Điều quan trọng là đất phải có khả năng thoát nước tốt, tầng đất dày. Trồng cây bằng cành chiết nên rễ phát triển kém. Vì thế, khi đưa cây lên đồi phải giữ ẩm tốt và đảm bảo cây cố định, không bị lay gốc. Điều này nhằm tăng tỉ lệ sống sót cho cây. Đặc biệt, với đất đồi, ta nên chọn nơi có độ dốc dưới 250C, trồng cây vải thiều theo đường đồng mức và bắt buộc phải có hàng cây chống xói mòn. 

Kĩ thuật trồng cây vải thiều

Cây vải thiều sẽ được trồng vào hai vụ chính là xuân và thu. Vụ xuân rơi vào tháng 3 – tháng 4, vụ thu vào tháng 8 – tháng 9. Dưới đây, nhà vườn Ngọc Lâm sẽ chia sẻ tới quý bà con kĩ thuật trồng cây vải thiều đạt chuẩn. 

Bước 1: làm đất và đào hố 

Ta cần phải tạo luống để dễ thoát nước và chống ngập úng. Khi bạn muốn xử lí các vấn đề về đất như thừa kim loại nặng, xói mòn, ngập úng,…gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây và sức khỏe người dùng thì ta cần nghe các chuyên gia tư vấn rồi lưu lại trong hồ sơ những biện pháp xử lí. 

Bạn nên hạn chế chăn nuôi trong vùng trồng vải để ngăn ngừa ô nhiễm nguồn đất và nước. Đào hố trồng cây vải thiều trưởng thành đã có hoa có quả cần phải đảm bảo rằng đất xấu ta đào to, đất tốt thì đào nhỏ. Kích thước hố tiêu chuẩn là 0.8mx0.8mx0.6m hoặc với đất đồi xấu ta đào hố theo kích thước 1mx1mx0.8m (dài x rộng x sâu).

Bước 2: bón lót cho đất

Ta sẽ sử dụng phân bón hữu cơ organic 1 hay organic gold với hàm lượng 1-3kg cho 1 hố 1 lần. Khi đào hố, ta tách lớp đất mặt và đất dưới riêng ra. Sau đó, ta lấy lớp đất mặt trộn với phân bón lót rồi lấp tới miệng hố. Lớp đất dưới sẽ tạo thành vòng xung quanh hố. Người trồng sẽ tiến hành bón lót trước khi trồng cây khoảng một tháng. 

Bước 3: cách trồng cây vải thiều

Ta sẽ tạo một hố nhỏ ở chính giữa hố vừa đào. Sau đó, người trồng xé bỏ túi bầu nhẹ nhàng rồi đặt bầu cây bằng cổ rễ hoặc có thể thấp hơn mặt đất từ 2-3cm. Tiếp đó, ta lấp đất và nén chặt đất xung quanh gốc. 

Bạn cần cắm cọc và lấy dây mềm buộc để cố định cây giúp cây không bị đứt rễ khi có gió to. Sau khi trồng, ta giữ ẩm cho gốc bằng cách phủ rơm rạ hoặc cỏ khô rộng từ 0.8-1m và dày khoảng 7-15cm. Lưu ý, ta sẽ phủ cỏ, rơm rạ cách gốc khoảng 5-10cm. Mùa hạ, ta vẫn tiếp tục sử dụng cỏ, rơm rạ,…để giữ ẩm cho gốc đồng thời hạn chế sự phát triển của cỏ dại. 

Cách chăm sóc cây vải thiều 

Ta cần phải cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái lớn và chuẩn bị chín. Về vấn đề dọn cỏ, ta phải phòng trừ bằng cách phủ gốc bằng rác, cây phân xanh kết hợp xới phá sau mỗi trận mưa lớn.

Vào xuân, ta nên dọn cỏ làm vệ sinh tháng 1 – tháng 2 và mùa thu tháng 8 – tháng 9. Người trồng nên xới sạch toàn bộ đất trồng một lần vào mỗi vụ, xới gốc 2-3 lần một năm. 

Cắt tỉa cây vải thiều 

  • Tạo cành cấp 1: khi cây giống phát triển khoảng 45-50cm, ta tiến hành bấm ngọn chừa lại tầm 3-4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Ta nên chọn cành khỏe, ít cong, khoảng cách từ 7-10cm trên thân chính, tạo với thân chính góc khoảng 450-600. Nó sẽ giúp cho khung tán đề và thoáng. 
  • Tạo cành cấp 2: cành cấp 1 dài khoảng 25-30cm, ta sẽ bấm ngọn tạo cành cấp 2. Người trồng sẽ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lí theo cả góc độ và hướng. 
  • Tạo cành cấp 3: lưu ý, đây là những cành tạo ra quả và mang quả cho các năm sau. Bà con phải bố trí đảm bảo các cành không giao nhau và phân bố theo nhiều hướng khác nhau để cây có thể quang hợp tốt. 

Chế độ phân bón cho cây vải thiều

Đây là công việc ta nên thực hiện đều đặn mỗi năm để giúp cây có thể sinh trưởng tốt. 

  • Bón lót: 

Ta sẽ bón lót cho cây vải thiều trước khi trồng cây. Ta sẽ bón phân hữu cơ organic với hàm lượng từ 1-3kg/cây một lần. Bón lót vào thời điểm làm đất sẽ giúp đất tăng độ phì nhiêu, tạo điều kiện cho cây vải thiều phát triển toàn diện. 

Đi song song với bón lót, người trồng cần kết hợp xới đất, làm cỏ, rắc vôi bột. Nó sẽ giúp cho quá trình trồng cây diễn ra thuận lợi, tạo nguồn thu lớn. 

  • Bón thúc:

Ta sẽ bón thúc cho cây đều đặn vào mỗi năm và trong mỗi giai đoạn. Điều này sẽ khiến cho cây vải thiều trưởng thành tốt, ra hoa kết quả chất lượng đạt năng suất cao. Trong từng giai đoạn cụ thể, ta cần phải cân đối khi tiến hành bón thúc cho cây. 

Đối với cây giống: bà con sẽ bón thành 3-4 đợt vào lúc lộc đã hoàn chỉnh. Bón thúc sẽ giúp cây sinh trưởng nhanh chóng, sớm cho quả. Ta sẽ sử dụng loại NPK Hà Lan bón theo công thức 20-20-15 hoặc 16-16-8 với hàm lượng 0.5-1kg trên 1 cây. 

Với cây vải thiều trưởng thành đã có hoa có quả, ta sẽ bón thức ba lần vào mỗi vụ: 

  • Lần 1: Phân NPK Hà Lan hàm lượng 0.5-1kg/cây một lần theo công thức 20-20-15 bón vào thời điểm sau khi ta đã thu hoạch vào tháng 6- tháng 7. 
  • Lần 2: ta sẽ bón vào lúc cây ra nụ hoa – khoảng cuối tháng 1 hàng năm với hàm lượng 0.5-1kg/cây bằng phân bón NPK theo công thức 20-20-15. 
  • Lần 3: ta tiếp tục sử dụng NPK Hà Lan với công thức 17-7-17 với hàm lượng 0.5-1kg/cây một lần vào tháng 4 khi cây hình thành quả non có cùi. 

Ta sẽ rải đều phân lên bề mặt dưới tán cây vải thiều khi trời có mưa nhỏ hoặc bón phân kết hợp tưới ẩm. Ta cũng có thể đào rãnh sâu từ 20-30cm xung quanh gốc theo hình tán. Người trồng bón phân xuống rãnh sau đó sẽ lấp lớp đất mỏng, phủ rơm rạ hoặc cây phân xanh giữ ẩm cho cây. 

Phòng trừ sâu bệnh hại cây vải thiều

Bà con cần nắm bắt được các loại sâu bệnh hại cho cây vải thiều để việc canh tác giống cây này chủ động, năng suất tăng, chất lượng cao. Dưới đây, nhà vườn Ngọc Lâm sẽ cung cấp tới bà con một số loại sâu bệnh cơ bản gây hại cho cây vải như sau:

  • Bọ xít nâu: gây hại cho các đợt ra lộc, hoa và quả non. Ta cần phải kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện được các ổ trứng để tiêu hủy hoặc bà con sử dụng thuốc trừ sâu khi cây tổn thương quá nặng. 
  • Sâu đục đầu quả: loại sâu này sẽ đục qua lớp biểu bì và ăn sâu vào trong hạt khiến cho quả rụng. Loại sâu natf xuất hiện khoảng tháng 3, tháng 6. Ta cần phải dọn dẹp lá khô, quả rụng, đồng thời khống chế lộc đông và sử dụng thuốc phòng trừ chuyên dụng khoảng cuối tháng 3-4-5. 
  • Rệp: xuất hiện khi hoa vươn đài tới lúc quả non phát triển ổn định. Nếu mật độ rệp cao sẽ gây cháy đọt, thui hoa và quả. Ta phòng trừ bằng thuốc trừ sâu chuyên dụng để loại bỏ rệp. 
  • Bệnh mốc sương: nó gây hại cho chùm hoa, lá và nhất là quả sắp chín. Chúng ta phải cắt tỉa cành khô, cành bệnh sau mỗi vụ thu hoạch để giảm thiểu nguồn bệnh. Nếu bệnh xuất hiện trên quả, ta cần phải sử dụng thuốc hóa học phù hợp để trị bệnh. 

Với những loại sâu bệnh khác nhau, ta cần tìm hiểu đặc điểm và có phương pháp xử lí thích hợp tùy vào tình trạng bệnh.

Mua cây vải thiều trưởng thành đã có hoa có quả ở đâu?

Quý khách có thể tới tận địa chỉ vườn Ngọc Lâm ngụ tại phố Nguyễn Mậu Tài Gia Lâm Hà Nội để được nhân viên tư vấn, chăm sóc qua đó chọn được cây giống theo ý muốn. Nếu các bạn không thể trực tiếp qua xem, nhà vườn sẽ hỗ trợ chụp ảnh cây thực tế tại vườn gửi cho quý khách dễ dàng lựa chọn. 

Chúng tôi cam kết cây giống khỏe mạnh, tỉ lệ sống còn cao, giá cả hợp lí phù hợp với túi tiền của mọi người. Ngoài giống cây vải thiều, với 15 năm kinh nghiệm, nhà vườn Ngọc Lâm còn cung cấp giống cây ăn quả ngoại nhập, cây cảnh,… uy tín, chất lượng. 

Mong rằng với chia sẻ trên của chúng tôi tôi đã phần nào giúp bà con hình dung về đặc điểm sinh thái cũng như kĩ thuật trồng cây vải thiều đúng chuẩn. Hy vọng các bạn sẽ áp dụng những kĩ thuật này vào công tác trồng trọt. Nhà vườn Ngọc Lâm chúc quý con có vụ mùa thành công.

Đánh giá (0)

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây vải thiều”

Hotline: 0968 750 386 Nhắn tin Facebook Zalo: 0968 750 386 Nhà Vườn Ngọc Lâm