Trong thời gian gần đây, cây lựu đỏ cổ thụ đang được rất nhiều người chơi cây cảnh lựa chọn. Vào một số thời điểm thì việc trồng loại cây này có trở thành trào lưu thị hành của nhiều đại gia Việt. Theo một số đánh giá thì khi chơi loại cây này sẽ thể hiện được đẳng cấp, niềm tin phong thủy. Để tìm hiểu rõ hơn về loại cây này, hãy cùng tìm hiểu cùng nhà vườn Ngọc Lâm trong bài viết dưới đây nhé.
Thông tin về cây lựu đỏ cổ thụ
Sở hữu một cây lựu đỏ cổ thụ trĩu quả trong sân vườn sẽ thu hút được những ánh nhìn mỗi khi gia chủ có khách đến thăm. Không những được làm cảnh, loại cây này còn cho gia chủ thu hoạch quả ngon và ngọt. Đồng thời, cây lựu đỏ cổ thụ còn mang nhiều những ý nghĩa về mặt phong thủy.
#1. Nguồn gốc của cây lựu đỏ cổ thụ
Cây lựu là cây có nguồn gốc từ vùng Tây Nam Á, sau này thì đã được trồng nhân rộng ở nhiều nơi như: Ấn độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Khu vực Đông Nam Á… Hiện loại cây này đã được du nhập rất nhiều tại Việt Nam. Cây rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên được nhân giống nhiều và trồng phổ biến tại Việt Nam.
#2. Đặc điểm của cây lựu đỏ cổ thụ
Cây lựu đỏ cổ thụ trong khoa học sẽ được gọi với cái tên là Punica granatum, thuộc họ Lythraceae. Thân cây có vóc dáng mỏng mạnh cho ra nhiều hoa và quả có sắc đỏ nổi bật. Đây sẽ là một trong những điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn. Quả lựu là một loại trái cây bổ dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn và nước giải khát ngày hè. Không những vậy, giống lựu này còn mang lại giá trị kinh tế cao.
Với cây lựu đỏ cổ thụ thì khi lớn sẽ có thân gỗ lớn, độ cao trung bình từ 2-5. Các cành nhỏ, nhẵn bóng và vỏ cây có màu nâu xám. Thân cây có gai, ngọn cành thường biến đổi thành thân gai. Đây là loại cây lâu năm, phân nhiều nhánh tính từ gốc cho đến bụi dày. Những cành non sẽ thường vươn dài, phần lá bóng mượt và hình thành đối xứng.
Tuổi thọ của những loại cây này thường lên đến hàng trăm năm tuổi. Lá cây lựu có hình bầu dục, thuôn dài và nhọn ở phần đỉnh. Cuống lá ngắn, màu xanh thẫm khi già lá sẽ chuyển màu vàng rồi rụng xuống.
Thời gian cây ra quả là khoảng từ tháng 9 đến tháng 2 tại Bắc bán cầu, còn Nam bán cầu sẽ khoảng từ tháng 3 đến tháng 5. Mùa hè chính là thời điểm cây ra hoa đỏ rực và kết trái quanh năm.
Hoa lựu được nhiều người đánh giá là đẹp đến nao lòng, hoa có 5-6 lá đài hợp gốc. Ở bên trên sẽ có 5-6 cánh hoa và bên trong thì có rất nhiều nhị bầu. Quả lựu sẽ có hình cầu, vỏ dày và bên trong có chứa nhiều những tép nhỏ mọng nước. Khi chín sẽ chuyển từ màu vàng sang vàng cao.
#3. Ý nghĩa của cây lựu đỏ cổ thụ
Làm cảnh: Cây lựu đỏ cổ thụ hiện đang được rất nhiều gia đình lựa chọn trồng tại khu vườn của gia đình. Bởi hình dáng cây đẹp, tương đối dễ trồng và ngoài ra còn cho ra hoa và quả rất đặc biệt.
Về phong thủy: Cây lựu cổ thụ được cho là hiện thân của “đa tử đa phúc”, cái tên này mang ý nghĩ đó là nhiều con nhiều cháu. Nhiều thầy phong thủy lựa chọn loại cây này vì tin rằng sẽ mang đến nhiều may mắn và nhiều những điều tốt lành.
Các giống cây lựu cổ thụ có tại Nhà Vườn Ngọc Lâm
Cây lựu đỏ cổ thụ 30 năm tuổi – GIÁ 60 TRIỆU
Cây lựu đỏ cổ thụ 50 năm tuổi – GIÁ 80 TRIỆU
Cây lựu đỏ cổ thụ 100 năm tuổi – GIÁ 150 TRIỆU
Kỹ thuật trồng cây lựu đỏ cổ thụ
Để có thể trồng cây lựu đỏ cổ thụ bạn cần lưu ý một số những kĩ thuật sau:
#1. Phương pháp trồng
Phương pháp trồng và nhân giống của cây là phương pháp chiết cành, chiết con hoặc có gieo hạt. Chiết cành sẽ là phương pháp được sử dụng nhiều nhất bởi nhanh ra rễ và có tỷ lệ sống cao.
#2. Đất trồng
Cây lựu đỏ cổ thụ phù hợp trồng tại những loại đất có chứa nhiều chất dinh dưỡng như cát trộn phân mục, đất phù sa..
#3. Ánh sáng
Đây là một loại cây ưa sáng và chịu được nhiệt độ cao, cây sẽ có thể tiếp xúc được nhiều luồng ánh sáng trực tiếp. Cây sẽ luôn xanh tươi và phát tán tốt nếu cung cấp đủ ánh sáng. Cây không chịu được lạnh, vì vậy cần duy trì nhiệt độ dưới 15 độ C duy trì cho cây sẽ không bị chết.
#4. Tưới tiêu
Cây này có khả năng chịu được úng nước, vì vậy cần thường xuyên tưới cây để đảm bảo cây có đủ độ ẩm. Nhìn chung thì đây là một loại cây dễ chăm chăm sóc, bạn chỉ cần cung cấp đủ nước cho cây.
#5. Phân bón
Phân bón sử dụng sẽ là phân hữu cơ hoai mục có thể bổ sung thêm các phân hóa học, phân vi lượng để giúp cây có thể duy trì được sức sống và phát triển. Cần chú ý không nên bón quá nhiều phân, điều này sẽ khiến cho cây quá xanh tốt dẫn đến lâu đậu quả.
#6. Phòng trừ sâu bệnh cho cây
Cây lựu đỏ cổ thụ rất dễ bị rầy mềm, rệp tấn công vì vậy cần chú ý nhiều đến tình trạng sức khỏe và phòng trừ sâu bệnh cho cây.
Lợi ích của cây lựu đỏ cổ thụ
Theo như trong y học cổ truyền, từ lâu loại cây này đã là một bài thuốc quý. Phần thân, vỏ rễ cây đều có tác dụng dược lý. Bài thuốc này sử dụng trong các bài thuốc tẩy giun sán, tiêu chảy, sa trực tràng và ho lâu ngày, chảy máu cam… Phần vỏ rễ có độc tính nên tránh sử dụng cho những người có thể trạng yếu, trẻ em và cả phụ nữ mang thai.
Quả lựu là một loại trái cây được nhiều người ưa chuộng bởi ẩn chứa nhiều những chất dinh dưỡng khác nhau. Mức giá bán ra trên thị trường cao đem lại nguồn thu nhập lớn.
Trên đây là một số thông tin về cây lựu đỏ cổ thụ mà nhà vườn Ngọc Lâm chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng từ những thông tin trên bạn đã có thể hiểu rõ hơn về một loại cây ăn quả đang rất được ưa chuộng hiện nay.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.