Cây Cam đường là một trong những giống cam ngọt và có độ ngon trong các giống cam hiện nay. Loại cam này có màu cam đậm và nhìn vô cùng mọng với hương thơm khá đặc trưng. Đây là giống cam vô cùng dễ trồng, cho quả chất lượng và nhanh chóng thu hoạch nên được bà con yêu thích. Hãy cùng Nhà Vườn Ngọc Lâm tìm hiểu về giống cam đang được ưa chuộng trên thị trường nhé!
Thông tin chung về cây cam đường
Cây cam đường còn được gọi là cam canh hay cam đường canh với tên khoa học là Citrus myrtifolia và thuộc chi Cam Chanh. Giống Cam đường có nguồn gốc từ xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội. Sau này, giống cam này được nhân giống và trồng ngày một rộng rãi hơn.
Ngày nay, cây cam đường có thể trồng hầu hết ở các địa phương khác nhau trong nước. Đây là giống cây cam khoẻ có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt và mang lại lợi ích kinh tế lớn cho bà con nông dân.
Đặc điểm hình thái và sinh thái cây cam đường
Cây cam đường có nhiều đặc điểm tương tự những giống cam khác thế nhưng cũng có những điểm riêng biệt về đặc điểm hình thái và sinh thái. Nhà Vườn Ngọc Lâm cung cấp cho bà con một số thông tin đặc biệt về cây cam đường ngay bên dưới đây.
Đặc điểm hình thái cây cam đường
Cây cam đường có một vài đặc điểm hình thái khá nổi bật và đặc biệt. Cùng nhà vườn điểm qua những điểm này là gì nhé!
- Thân cây cao, mảnh khảnh, ít gai hoặc không có gai. Chiều cao trung bình của cây khoảng từ 1.5m đến 1.7m.
- Cây phân cành mạnh với nhiều cành nhỏ. Đường kính tán trung bình từ 2m đến 2.5m.
- Lá cam đường có dạng lá to và lá nhỏ thế nhưng hình dáng là khá giống nhau. Mỗi lá đều có phần mép lá gợn sóng dài và phần đuôi lá nhọn. Hầu như đa số lá đều không có phần eo lá
- Quả cam đường có dạng hình cầu hơi dẹp. Phần vỏ quả cam đường khá mỏng và nhẵn còn có kèm những túi tinh dầu nhỏ li ti. Quả khi chưa chín có màu xanh sẫm và chuyển dần sang màu đỏ gấc khá tươi khi chín.
- Trong quả có từng múi, vách múi hơi dai, ít hạt, ít xơ bã và vô cùng mọng nước.
- Cam đường có vị vị ngọt thanh mát khi chín muộn và có vị ngọt đậm khi chín sớm.
Đặc điểm sinh thái cây hồng Tết – hồng lồng đèn
Cây cam đường có đặc điểm sinh thái khá khác biệt sẽ được Nhà Vườn Ngọc Lâm đề cập ngay bên dưới đây. Đây là những đặc điểm mà bà con nên biết để hiểu rõ hơn về giống cây này.
- Dễ dàng thích nghi với nhiều điều kiện sống và nhất là những vùng núi cao, những vùng đồng bằng và những vùng có khả năng thoát nước tốt.
- Có khả năng chống sâu bệnh hại khá tốt và cho năng suất cao cho mỗi vụ.
- Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển tốt là khoảng 20 độ đến 30 độ C.
- Độ cao thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất là dưới 800.
- Đây là giống cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng rễ nên lượng mưa trung bình khoảng 1800mm trở lên và phân bố đều.
- Cây có thể thích ánh sáng nhưng không ưa ánh sáng mạnh và chiếu nắng trực tiếp quá nhiều.
- Những vùng đất giàu mùn và có nhiều chất dinh dưỡng sẽ vô cùng thích hợp để trồng cây. Độ pH thích hợp nhất là khoảng từ 5,5 đến 6,5.
Công dụng và tác dụng của cây cam đường
Cây cam đường có nhiều công dụng và tác dụng nên được khá nhiều người yêu thích và được nhiều bà con chọn trồng. Dưới đây là một số công dụng và tác dụng chính của cây cam đường cho bà con tham khảo.
Công dụng cây cam đường
Quả cam đường ăn tươi: Cam đường có thể ăn tươi để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Quả cam cung cấp nhiều vitamin C để bảo vệ các tế bào. Với hương vị thơm mát, ngọt thanh, cam đường được dùng phổ biến nhất trong việc ăn tươi.
Chế biến nước uống hoặc thực phẩm khác: Ngoài việc ăn tươi, cam đường còn có thể ép nước uống và còn làm một số thức uống khác. Bên cạnh đó còn làm những món như lẹp, cam sấy,…
Trồng làm cảnh: Cây cam đường còn có thể trồng làm cảnh, chưng ở khu vườn hoặc trồng trước nhà chơi tết.
Hiệu quả kinh tế rất cao: Cam đường có thể mang lại nguồn kinh tế chủ lực cho bà con canh tác mang lại doanh thu khá cao. Bình quân trên mỗi ha đất có thể thu từ 200 triệu đến 300 triệu mỗi vụ. Đây là giống trái cây có tiềm năng trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Lợi ích xã hội: Việc canh tác cam đường mang lại công việc cho nhiều lao động và có thể giúp xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương.
Tác dụng của quả cam đường
Chữa táo bón: dùng vỏ cam nấu nhừ cùng nước và dùng dần mỗi ngày.
Chữa ho có đờm: thái nhỏ phần vỏ khoảng 250 gram và sắc cùng sao vàng, một ít muối cùng 3 bát nước. Sắc đến khi còn 1 chén dùng uống 2 lần trong ngày.
Chữa phù thũng: bột vỏ cam đường hoà cùng rượu nếp theo công thức 1 muỗng cafe bột vỏ cùng 30ml rượu dùng uống mỗi ngày 1 lần trong 3 ngày.
Chữa bí tiểu: pha 1 muỗng cafe bột cam cùng 30ml rượu nếp uống liên tiếp trong 3 ngày, mỗi ngày 2 lần.
Chữa trị chứng ăn không ngon: cho khoảng 250 gram bột cam cùng 50 gram gừng già và pha uống hàng ngày.
Cách trồng và chăm sóc cây cam đường
Những thông tin về cách trồng và chăm sóc cây cam đường bên dưới đây sẽ giúp bà con dễ dàng hơn khi canh tác giống cây này. Nhà vườn Ngọc Lâm sẽ cung cấp cho bà con những thông tin đúng chuẩn kỹ thuật bên dưới để bà con dễ dàng tham khảo.
Cách trồng cây cam đường
Thời gian trồng: Tốt nhất là nên trồng vào tháng 2 hoặc tháng 9 để cây có điều kiện thích nghi tốt nhất.
Chọn giống: Những giống được ưu tiên chọn lựa là những cây giống đảm bảo khoẻ mạnh, không có mầm bệnh hay mắc sâu bệnh. Bà con có thể lựa chọn những nhà vườn uy tín để mua giống giúp rút ngắn thời gian và còn đảm bảo chất lượng.
Làm đất: Đất trồng phải luôn là những vùng cao ráo có độ thoát nước tốt để tránh ngập úng rễ. Những vùng đất đồng bằng cần đào mương, rãnh, luống để có thể thoát nước tốt nhất. Những vùng đất khô hạn cần trang bị nguồn nước và hệ thống tưới cho cây.
Đào hố: hố trồng cần có kích thước khoảng 60x60x50 cm. Sau khi đào cần bón lót phân chuồng hoai mục cùng phân lân và bột vôi cho mỗi hố trồng.
Khoảng cách trồng: Nên cho mỗi luống cách nhau 3m và những cây cách nhau khoảng 2-3m để đảm bảo mật độ cây phát triển về sau này.
Kỹ thuật trồng: Xé lớp bọc bên ngoài và đặt bầu cây ngang mặt đất, chính giữa hố trồng và vun đất trên mặt đồng thời nén đất cho cây đứng vững và tưới một ít nước. Nếu nắng quá nhiều có thể làm biện pháp che chắn cho cây hoặc nếu gió quá mạnh có thể buộc cây vào cọc nhỏ để cây đứng vững hơn.
Cách chăm sóc cây cam đường
Cách chăm sóc cây cam đường đúng kỹ thuật sẽ giúp bà con có thể bội thu cho một vụ mùa. Vì thế, việc nắm chuẩn kỹ thuật chăm sóc sẽ vô cùng quan trọng và cần thiết.
Tưới tiêu: Thường xuyên tưới nước để cung cấp đủ ẩm cho cây trồng. Trong thời gian cây cho hoa và kết quả cần cung cấp nước thường xuyên hơn nhưng đảm bảo cây có thể phát triển tốt mà ko bị úng rễ.
Tỉa cành, tạo tán: tỉa bỏ bớt những cành mọc vượt hay những cành không tốt, bị dập, gãy,.. Những cành già cỗi cũng nên loại bỏ để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi cành non và những cành khác.
Làm cỏ dại: Thường xuyên loại bỏ cỏ dại khi cây bắt đầu đâm cành mạnh mẽ. Những phần cỏ dại dưới gốc cần cắt tỉa thường xuyên và theo định kỳ.
Bón phân: Thường xuyên bón phân định kỳ theo từng giai đoạn cho cây và kết hợp nhiều loại phân như phân chuồng, phân ure, phân lân, kali,… Liều lượng bón tùy từng giai đoạn và theo hướng dẫn.
Phòng bệnh cây cam đường
Cây cam đường cũng thường xuyên mắc một số bệnh do sâu hại và do bệnh hại. Dưới đây là một số bệnh phổ biến với những dấu hiệu riêng cùng cách phòng trừ sâu bệnh hại này như thế nào. Cùng Nhà Vườn Ngọc Lâm xem qua nhé!
Sâu vẽ bùa: Bệnh này thường do vi khuẩn Xanhthomonas citri gây nên và làm lá nhanh rụng. Bà con nên chọn các loại thuốc như Padan 0,1%, Decis 0,1%; Polytrin 0,1%; Selecron 0,1%… để phun thuốc vào các đợt lộc ra.
Rầy chổng cánh: Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn lá non làm héo và rụng nhiều lá non. Ngoài ra còn gây ra bệnh vàng lá cho cây cam đường. Để chữa bệnh này cần dùng Trebon 0,1%; Applaud 0,1%, Regant 0,1%… để phun cách ngày.
Rệp cam: Rệp cam có thể khiến lá và chồi ngon cong queo và lan truyền khá nhanh. Có thể ngắt bỏ trực tiếp những lá này hoặc tiêu diệt bằng các loại thuốc như Bi 58 0,1%, Trebon 0,1%, Sherpa 0,1%; Fastac 0,1%…
Sâu đục cành: Những cành cây sẽ bị sâu đục theo từng đoạn và đùn phân, bột gỗ ra ngoài. Bà con có thể cắt bỏ những cành héo và mang đi đốt nếu là cành nhỏ. Đối với những cành to nên bơm thuốc vào những lỗ đó để tiêu diệt chúng.
Sâu nhớt: Loại bệnh này thường ăn thủng lá và để lại những chất nhày trên lá và sau đó lá bị khô và rụng đi. Ngoài ra, loài sâu này còn gặm vò quả non khiến quả bị hư dần. Bà con có thể chọn những thuốc trừ bệnh như Trebon, Padan, Fastac, Supracide,…
Thu hoạch và bảo quản
Thu hoạch: Thời điểm thu hoạch tốt nhất là quả chuyển màu dần từ xanh sang vàng khoảng 30% diện tích vỏ quả và nên thu hoạch vào những ngày râm mát là tốt nhất. Bà con dùng kéo cắt cuống quả và thu hái quả thật nhẹ nhàng và cho vào thùng hoặc đồ chứa có lót êm để không bị dập và hư hại trong quá trình vận chuyển.
Bảo quản: Có nhiều cách bảo quản cam đường. Thông thường bà con sẽ rửa sạch bằng nước vôi trong để ráo nước và xếp vào thùng đựng có chèn lá chuối và đậy kín. Cách thứ hai là cho vào túi nilon có đục lỗ và để ở những nơi thoáng mát. Hai cách này đều dùng phương pháp bôi vôi cuống quả.
Nhà Vườn Ngọc Lâm cung cấp cây cam đường chất lượng
Nhà vườn Ngọc Lâm tự tin là đơn vị cung cấp cây giống cam đường đạt chất lượng cao và đảm bảo không sâu bệnh hại. Tất cả cây giống đều được thực hiện nhân giống đúng kỹ thuật và trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt để mang tới chất lượng cây giống tốt nhất cho bà con.
Nhà Vườn Ngọc Lâm với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cây giống, cam kết mang lại những cây giống đạt chuẩn và có giá thành vô cùng hợp lý. Chúng tôi tự hào là một trong những nhà vườn cung cấp những giống cây độc lạ và tốt nhất trên thị trường hiện nay.
Nhà vườn Ngọc Lâm có đội ngũ nhân viên nhiệt tình tư vấn cho bà con về những loại cây trồng mà bà con đang quan tâm. Những kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc luôn được nhà vườn cập nhật liên tục trên website cho bà con tiện theo dõi.
Nhà vườn Ngọc Lâm vừa chia sẻ đến quý bà con những thông tin hữu ích nhất về cây cam đường. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bà con có thêm một sự lựa chọn mới để trồng cho khu vườn hay canh tác thêm một giống cây ăn quả mới. Hãy liên hệ ngay Nhà Vườn Ngọc Lâm để được tư vấn chi tiết về giống cây mà bà con quan tâm nhé!
Khách –
Quả ăn ngọt mọng nước