Với người dân Hy Lạp, cây oliu là một biểu tượng văn hóa. Nó thể hiện cho lòng kiên trì và sự phát triển. Đây là giống cây đặc biệt bởi chúng có thể sống sót trong hạn hán và nảy mầm trên đất đai cằn cỗi. Vẫn còn rất nhiều điều thú vị về ý nghĩa cũng như công dụng của giống cây thiêng này có thể bạn chưa biết. Hãy cùng nhà vườn Ngọc Lâm khám phá ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!
Khái quát chung về cây oliu
Tại nước ta, cây oliu là giống cây còn khá mới lạ được các nhà vườn nhập khẩu và nhân giống. Dưới đây, nhà vườn Ngọc Lâm sẽ cung cấp cho quý khách hàng thông tin về giống cây thiêng này.
Nguồn gốc – tên gọi cây oliu
Về nguồn gốc, quá trình phát triển của cây oliu:
+ Thời tiền sử: Cây oliu xuất hiện cách đây khoảng 20-40 triệu năm trong kỉ Oligocen – tương đương với Italia hiện nay. Giống cây này được trồng ở khu vực Địa Trung Hải cách đây khoảng 7000 năm. Từ năm 3000 TCN, cây oliu được trồng nhiều tại Crete.
+ Bên ngoài Địa Trung Hải: Cây oliu không có nguồn gốc từ châu Mĩ. Thực dân Tây Ban Nha đã mang oliu đến châu Mĩ và sau này việc trồng trọt phát triển ở các vùng như Peru, Chile, Argentina ngày này. Năm 1560, những cây con đầu tiên được trồng tại Lima.
Thế kỉ 18, giống cây này được truyền vào California. Năm 1908, tại Nhật, cây oliu đầu tiên được trồng thành công. Hiện nay, trên thế giới, tổng có khoảng 865 triệu cây oliu (số liệu tính đến 2005), phần lớn là ở Địa Trung Hải. Các khu vực biên giới truyền thống, cây oliu chiếm không quá 25% diện tích trồng.
Về tên gọi:
- Tên khoa học: Olea Europeae
- Tên thường gọi: Cây oliu, cây olive,…
- Họ: Oleaceae
- Chi: Olea
Hiện nay, cây oliu phân bố nhiều tại duyên hải Địa Trung Hải, Iran. Ngoài ra, cây được trồng tại nhiều nơi như Mỹ, Trung Quốc, Úc,…Tại Việt nam, cây đã được nhập khẩu để trồng nhưng chưa nhân rộng ra được.
Đặc điểm cây oliu
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu những đặc điểm độc đáo về hình thái cũng như sinh trưởng của giống cây quý này nhé.
Đặc điểm hình thái của cây oliu:
- Đây là loại cây xanh tốt quanh năm hoặc cây bụi có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, châu Á, châu Phi, Châu Âu,..
- Về chiều cao: cây ngắn và thấp. Chiều cao trung bình không quá 8-15m. Đường kính thân lớn. Thân cây lồi lõm có màu xám.
- Lá cây: cây oliu lá mọc đối xứng, hình bầu dục. Mặt lá bóng có màu xanh thẫm. Lá cây thuôn dài, kích thước khoảng 4-10cm với chiều dài, chiều rộng khoảng 1-3cm.
- Hoa: cánh hoa rời, nhỏ. Hoa màu trắng và có lông. Đài hoa và tràng hoa có mười khe, hai nhị, nhụy hoa. Hoa oliu nở theo chùm từ các nách lá.
- Quả: quả cây oliu nhỏ, dài khoảng 1-2.5cm. Khi chín, thịt quả mỏng và nhỏ hơn ở cây mọc dại so với cây trồng để ăn quả. Quả sẽ được thu hoạch trong khoảng thời gian từ lúc màu xanh lá cho đến khi màu tím. Quả cây oliu màu đen bóng hộp thường được thêm chất tạo màu đen và chứa gluconat sắt hóa học. Hình dạng quả oliu khá giống với một số loại trái cây bụi ở nước ta ví dụ như quả sim.
Về đặc điểm sinh trưởng:
- Đây là giống cây ưa nắng nên sẽ phát triển tốt ở những nơi nhiều ánh nắng mặt trời. Cây sinh trưởng tốt nhất trên đất cát. Loại đất này giúp thoát nước tốt.
- Sau khoảng 5-6 năm trồng, cây oliu mới cho thu hoạch. Để cây ra hoa, kết trái, điều kiện cần chính là thời tiết giá rét và khô ráo.
Ý nghĩa văn hóa của cây oliu
Oliu không chỉ là loại cây lâu đời, nhiều công dụng mà bản thân nó còn mang những ý nghĩa đặc biệt.
Cây oliu tượng trưng cho sự mạnh mẽ
Giống cây này phát triển được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên cây oliu biểu trưng cho sự mạnh mẽ. Theo truyền thuyết, dù bị tàn phá và đốt thành tro bụi, cây oliu vẫn vươn mình mọc lại chỉ sau vài ngày. Mặc dù có sự cường điệu hóa nhưng cây oliu đã trở thành biểu tượng của sức mạnh, nỗ lực vượt qua khó khăn và sẵn sàng sống sót trong những trường hợp nguy hiểm, tồi tệ.
Cây oliu biểu tượng cho sự nỗ lực
Theo nghiên cứu khoa học, cây oliu xuất hiện ở những nơi có điều kiện khó khăn nhất. Dù cho là sa mạc đất đai khô cằn thì loài cây này vẫn nảy mầm và phát triển. Cây oliu luôn tìm cách thích nghi với mọi hoàn cảnh để sinh tồn và phát triển.
Vì vậy, oliu còn là cây tượng trưng cho sự nỗ lực bền bỉ, không ngừng nghỉ trước khó khăn. Hình ảnh này giúp chúng ta biết cách chấp nhận thất bại, đối mặt với thử thách.
Cây oliu tượng trưng cho sự hòa bình
Trong thần thoại Hi Lạp, cây ô liu là kết quả của cuộc thi giữa nữ thần Athena và thần biển Poseidon. Athena đã tạo ra ô liu như lời hữu nghị với đối thủ mà không cần đổ máu. Từ đó trở đi, oliu là biểu tượng cho lòng ưa chuộng hòa bình trong các sự kiện.
Những người yêu thích cây oliu là những người yêu hòa bình. Điều này sẽ giúp ta tìm thấy sự bình yên trong mọi hoàn cảnh.
Cây oliu biểu tượng cho sự vĩnh cửu
Cây oliu có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt và sinh trưởng trong một thời gian dài. Tuổi thọ của loài cây này rất lớn. Trung bình cây oliu có tuổi thọ lên đến 800 năm và cây được công nhận sống lâu đời nhất đến nay đã 3000 năm.
Vì thế, hình ảnh này đã tạo nên ý nghĩa về sự vĩnh cửu của loài cây này. Không chỉ vượt qua được khó khăn, vất vả, cây còn trường tồn cùng năm tháng, đại diện cho sự ổn định, lâu dài.
Công dụng cây oliu
Cây oliu không chỉ là loài cây thiêng mà còn là cây chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Các bộ phận như lá, quả và dầu oliu đều có công dụng và được dùng.
Công dụng của lá cây oliu
- Lá cây là một trong những vị thuốc có khả năng hạ huyết áp và làm giãn nở các mạch máu góp phần cải thiện lưu thông máu nhờ có Oleuropein.
- Lá cây còn có tác dụng chống oxi hóa, ngăn ngừa hoạt động của các gốc tự do và các thiệt hại cho mạch máu. Chính vì thế, lá cây oliu có tác dụng điều trị tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp động mạch.
- Ngoài ra, Flavonoids có trong lá cây oliu có tác dụng chống viêm hiệu quả. Bào chế lá oliu sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn, virus có hại.
- Thành phần Oleuropein có tác dụng kháng sinh, kháng virus, diệt khuẩn và kháng nấm. Vì thế, chúng được dùng để điều trị nhiễm trùng răng miệng, da liễu…
Công dụng của quả oliu
Thông thường, người ta sử dụng quả oliu chín nhiều hơn quả xanh vì chúng có nhiều công dụng như:
- Acid linoleic trong quả oliu rất tốt cho trẻ sơ sinh đang được nuôi sữa mẹ. Vì vậy, mẹ đang cho con bú nên bổ sung quả oliu trong khẩu phần ăn của mình.
- Clo có trong quả có khả năng cải thiện chức năng gan, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
- Vitamin A, D, E, K có tác dụng hỗ trợ tăng trưởng xương cho trẻ nhỏ và người lớn.
- Quả oliu có chứa Polyphenol – chất có tác dụng chống ung thư và chống viêm rất tốt.
- Ngoài ra, vitamin E cùng các chất chống oxi hóa có tác dụng giảm nguy cơ tổn thương tế bào và viêm.
Công dụng của dầu oliu
- Chống oxi hóa, giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.
- Acid oleic – ngăn chặn các khối u phát triển, ung thư vú.
- Dầu oliu có tính kháng viêm hiệu quả vì vậy nó tốt cho các bệnh như viêm khớp, suyễn.
- Có tác dụng giảm nồng độ acid, điều trị bệnh loãng xương.
- Acid maslinic và oleanolic sẽ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ruột.
- Oleocanthal sẽ ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị Alzheimer.
- Sử dụng dầu oliu trong chế biến món ăn giúp nhuận tràng và tiêu hóa, tốt cho sức khỏe.
- Dầu oliu phục hồi các nang tóc bị hư hỏng, cung cấp ẩm làm tóc mềm, mượt và bóng.
- Dầu oliu giúp cải thiện tính đàn hồi và ngăn ngừa nếp nhăn cho da.
Kĩ thuật trồng cây oliu
Một điều khá đặc biệt đó chính là cây oliu thích khí hậu ấm áp và phù hợp nhất khi được trồng ở những nơi có mùa hè kéo dài. Tuy nhiên, để cây ra hoa kết quả, điều kiện cần là phải có thời tiết lạnh. Dưới đây, nhà vườn Ngọc Lâm sẽ chia sẻ tới quý khách cách trồng cây oliu đơn giản, dễ dàng.
Xác định vị trí trồng cây oliu
Giống này phát triển mạnh mẽ ở vùng có khí hậu mùa hè nóng kéo dài và mùa đông lạnh. Ví dụ, những khu vực thích hợp như Địa Trung Hải, thung lũng ven biển ở California,..Rất khó để trồng loại cây này ở khu vực nhiệt đới.
Ở Việt Nam, cây oliu có thể trồng được nhưng chỉ có thể trồng ở những khu vực nhưn Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.
Thời điểm – điều kiện trồng cây
Thời gian lí tưởng nhất để trồng cây đó chính là giữa tháng một và tháng ba. Những vùng có khí hậu lạnh thì mùa xuân là thời điểm thích hợp nhất để trồng.
Điều kiện trồng cây oliu:
Vì đây là giống có khả năng chịu hạn tốt nên ta chỉ cần tưới nước vừa phải và chú ý không được để cây bị ngập úng. Người trồng nên chọn đất có độ thoát nước tốt để độ ẩm của rễ không quá lớn.
Cây oliu ưa sáng. Vì vậy, ta nên trồng ở những nơi thoáng đãng, nhiều ánh nắng mặt trời. Điều kiện nhiệt độ phù hợp nhất là khoảng từ 15-30 độ C. Độ ẩm thấp. Những khu vực có sương giá và nhiệt độ dưới 10 độ C thì cây sẽ phát triển rất chậm. Ngược lại, nơi có mùa hè quá dài cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây.
Kĩ thuật trồng cây oliu
Ta có thể trồng cây oliu bằng hai cách đó là gieo hạt hoặc sử dụng cây giống. Thông thường, người trồng sẽ sử dụng cách thứ hai vì cho thu hoạch sớm rút ngắn thời gian.
- Bước 1: Đào hố sâu bằng bầu rễ của cây giống, chiều rộng gấp đôi.
- Bước 2: Ta rải xuống hố một lớp phân hữu cơ mỏng.
- Bước 3: Gỡ bỏ túi nilon quanh bầu cây sao cho không làm tổn thương rễ cây. Sau đó, ta xới rễ cho rễ lan ra.
- Bước 4: Đặt cây vào chính giữa hố. Sau đó, ta lấp đất bằng hỗn hợp phân trộn và đất với tỉ lệ bằng nhau. Bạn nên sử dụng cọc để giúp cây đứng vững trước tác động của môi trường.
- Bước 5: Ta tưới nước ngay để cấp ẩm và để rễ cây có thể hút các chất dinh dưỡng.
Kĩ thuật chăm sóc cây oliu
Cây oliu có khả năng tự kết trái. Nhưng cây sẽ cho năng suất cao hơn nếu được thụ phấn từ cây oliu khác. Chúng ta nên trồng nhiều cây oliu để chúng thụ phấn chéo cho nhau qua ong, bướm. Ngoài ra, hãy đảm bảo khoảng cách giữa các cây là 20 feet để chúng có không gian phát triển.
Điều kiện đất trồng cây oliu
Cây oliu phát triển tốt nhất trên đất mùn. Nhưng nếu không có loại đất này, bạn có thể trồng cây trên đất có nhiều phù sa và cát. Đất cát không phù hợp để trồng bởi chúng không giữ được nước và nghèo dinh dưỡng. Ta nên kiểm tra độ pH của đất trước khi trồng. Độ pH phù hợp với cây oliu đó là khoảng 7 hoặc 8.
Chế độ nước tưới cây oliu
Cây oliu có khả năng chịu hạn trong khoảng thời gian ngắn. Thời gian đầu, khi cây còn nhỏ, ta cần tưới nước thường xuyên. Khi cây trưởng thành, ta điều chỉnh lại tần suất tưới nước sao cho đất khô giữa các lần tưới. Ta cần loại bỏ độ ẩm dư thừa trong đất. Vào mùa đông, ta nên tưới nước ít cho cây.
Chế độ phân bón cây oliu
Cây oliu cần có đủ chất dinh dưỡng để phát triển tốt. Khoảng 4-5 năm, người trồng nên phân tích, đánh giá thành phần của đất để lựa chọn phân bón cho phù hợp. Đạm, lân, kali là những chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho sự phát triển của cây.
Để có được 1000kg oliu bạn cần sử dụng 25kg kali, 15kg lân, 5kg đạm. Với cây con còn nhỏ, ta nên dùng phân giàu nitơ để cây phát triển. Lưu ý, ta tuyệt đối không dùng quá 150kg nitơ cho 1ha.
Các loại đất trồng khác nhau thì ta sẽ cung cấp lượng photpho và kali khác nhau. Nếu đất giàu canxi cacbonat thì ta nên bón 0.5kg photpho và 1-2kg kali cho mỗi cây.
Cắt tỉa cây oliu
Cây cần được cắt tỉa thường xuyên để vệ sinh. Ta bắt đầu cắt tỉa khi cây sang năm thứ hai. Vào đầu xuân, ta sẽ cắt bỏ những khu vực bị côn trùng phá hoại. Khi cắt tỉa cần loại bỏ những cành yếu, để lại những cành khỏe.
Người trồng không được cắt tỉa các nhánh chính giữa hoặc ba nhánh phụ. Lưu ý, cây chỉ cho quả trên các cành của năm trước nhưng các quả không xuất hiện trên cùng một cành nhiều lần. Vì vậy, bạn phải cắt bỏ những cành già cỗi để cây mọc ra những nhánh mới kết trái trong năm tới.
Phòng trừ sâu bệnh hại cây oliu
Cây oliu rất dễ bị sâu bệnh hại. Thông thường, cây sẽ bị bệnh vẩy tấn công. Nó sẽ phá hoại lá và thân để hút nhựa cây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Ta sẽ dùng dầu neem để làm dịu những con bọ đó.
Người trồng cần lưu ý những loại bệnh như sau:
- Peacock Spot: loại nấm xuất hiện khi có mưa lớn. Biểu hiện đó là xuất hiện những đốm đen ở mép lá. Cây oliu mắc bệnh sản lượng sẽ giảm, quả rụng sớm. Giải pháp ngăn ngừa đó là ta sẽ bón nấm thảo mộc hữu cơ trước mùa mưa.
- Olive Knot: loại bệnh này do vi khuẩn gây ra. Nó sẽ phá hoại các cành cây. Nó xuất hiện dưới dạng các đám phồng vào hè. Ta dùng kéo cắt các đám phồng để ngăn chặn lây lan.
- Verticillium Wilt: loại bệnh này sẽ khiến lá cây oliu cuộn tròn và rụng. Nếu ta không điều trị kịp thời có thể cây sẽ chết. Cách trị đó chính là loại bỏ đi các lá đã nhiễm bệnh.
Mua cây oliu ở đâu uy tín, chất lượng?
Bạn đang tìm địa chỉ bán cây oliu giống chất lượng – hãy đến với nhà vườn Ngọc Lâm chúng tôi. Chúng tôi cam kết là đơn vị cung cấp giống cây ăn quả ngoại nhập uy tín. Nhà vườn Ngọc Lâm đảm bảo cây giống khỏe mạnh, không sâu bệnh, tỷ lệ sống cao, giá cả hợp lí.
Chúng tôi cung cấp cây giống với giá sỉ phù hợp với túi tiền khách hàng. Quý khách có thể xem hình ảnh cây thực tế tại vườn trước khi quyết định mua. Với đội ngũ chất lượng cao, nhiều kinh nghiệm chúng tôi hỗ trợ khách hàng lựa chọn cây giống phù hợp đồng thời hướng dẫn khách hàng cách trồng cây đúng kỹ thuật.
Nói tóm lại, cây oliu không chỉ là giống cây thiêng mà nó còn là loại cây mang lại giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Ta có thể trồng cây oliu để lấy bóng mát và làm cây ăn quả. Không có gì bình yên và êm dịu hơn khi ta trồng cây oliu ở trong vườn nhà hoặc trong chậu. Tuy cây oliu tại Việt Nam vẫn là giống cây mới nhưng nó cũng là một loại cây đáng để quý khách hàng đầu tư, phát triển.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.