Cây Sầu Riêng

HỖ TRỢ MUA HÀNG: Hotline Zalo 0968 750 386 - Tư Vấn Chụp Ảnh Cây Thực Tế Tại Vườn - Giao Hàng Tận Nơi Trên Toàn Quốc

Anh Chị Đại Lý Mua Số Lượng Lớn Liên Hệ Sđt/Zalo: 0963.61.8863 để được giá tốt nhất

Mô tả

Cây sầu riêng là một loại cây ăn trái vô cùng nổi tiếng tại Đông Nam Á. Đây được xem là một trong những loại trái cây đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay, sầu riêng đang được nhiều người quan tâm và đầu tư phát triển theo hướng thâm canh để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhà Vườn Ngọc Lâm sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về đặc điểm hình thái và sinh thái cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây được ưa chuộng hiện nay.  

Những đặc điểm nổi bật về cây sầu riêng

Hiện nay, sầu riêng được đánh giá là một trong số những cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế vô cùng cao cho người dân. Các nước như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia,… đã trồng rất nhiều loại cây ăn quả này. Nhà Vườn Ngọc Lâm sẽ chia sẻ một số thông tin về đặc điểm hình thái và sinh trưởng của cây sầu riêng ngay bên dưới đây. 

Đặc điểm hình thái cây sầu riêng 

Cây sầu riêng mang đặc điểm hình thái rất dễ nhận biết. Nó có những đặc điểm riêng mà bạn có thể dễ dàng phân biệt với những cây ăn quả khác. Cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm hình thái cây sầu riêng nhé! 

Bộ rễ: Cây sầu riêng có bộ rễ mọc dài và cắm sâu xuống lòng đất với kích thước khoảng từ 5m đến 6m khi cây trưởng thành. Tuy nhiên, sự phân bố của bộ rễ rộng hay hẹp còn tùy thuộc vào mực nước ngầm, tính chất đất trồng, kỹ thuật chăm sóc của người trồng,… 

Thân cây: Sầu riêng là loại cây thân gỗ và rất cao lớn khi trưởng thành. Chiều cao trung bình của cây sầu riêng trưởng thành của cây có thể cao từ 20m đến 30m (có những nơi, chiều cao chỉ đạt từ 10m đến 20m) và gồm những tán lá thưa. Thân sầu riêng thường mọc thẳng đứng, vươn cao và càng lên cao thì phần ngọn càng nhỏ dần. Vỏ thân thô ráp và thường có màu nâu vàng. Thân cây khá to và khi trưởng thành có đường kính khoảng 1.2m.

Lá cây sầu riêng: Khi lá sầu riêng còn non thường có màu đồng và dần chuyển sang màu xanh khi lá dần già đi. Những chiếc lá còn non còn có những lông tơ nhỏ xuất hiện trên bề mặt lá. Lá cây có phiến lá thuôn dài và càng về chóp lá càng nhọn và phần cuống có dạng tròn nhọn. Những lá sầu riêng thường mọc so le nhau và thuộc nhóm lá đơn. 

Hoa sầu riêng: Hoa sầu riêng mọc theo từng cụm, từng chùm và mọc treo trên cành cây. Mỗi chùm hoa thường mang từ 1 đến 15 hoa và có mùi thơm nồng rất mạnh. Hoa sầu riêng thuộc dòng lưỡng tính và có nụ hoa tròn. Từ lúc hình thành hoa đến lúc nở hoa và đậu quả thường mất khoảng 3 đến 4 tuần trong điều kiện lý tưởng. Có nhiều đặc điểm về giờ nở hoa cần lưu ý như: 

  • Hoa sẽ nở vào 15 giờ chiều hôm nay và kéo dài đến 6 giờ sáng hôm sau. 
  • Bao phấn thường nứt ra và tiến hành thụ phấn cho phôi khoảng từ 19 giờ đến 23 giờ. Thế nhưng vào khung giờ này tỷ lệ thụ phấn thường không đạt vì nhụy hoa sầu riêng đã dần tàn đi.
  • Sầu riêng thụ phấn thường nhờ ngoại lực tác động như côn trùng, gió,… Thế nên một chùm hoa sầu riêng thường rất nhiều hoa nhưng tỉ lệ thụ phấn đậu quả chỉ chiếm khoảng 50%.

Quả sầu riêng: Hoa sầu riêng thụ phấn thành công sẽ đậu những quả có hình dạng như một vật mỏng màu trắng. Sau một thời gian, phần trái xuất hiện một lớp mỏng để hình thành phần thịt quả bao phủ phần trắng. Từ thời gian này đến lúc quả chín, hình dáng quả sẽ có nhiều sự thay đổi và nhiều dáng khác nhau. Phần lớn những quả sầu riêng thường có hình dạng bầu dục và có gai chi chít. Màu quả và gai sẽ chuyển dần từ xanh đậm và dần sang xanh lá. Những chiếc gai sẽ gần cứng cáp hơn khi quả sầu riêng càng già và đến mùa thu hoạch. 

Đặc điểm sinh thái cây sầu riêng

Một trong những kiến thức bạn cần trang bị khi lựa chọn nơi trồng sầu riêng với mong muốn đạt hiệu quả trồng chính là nắm rõ những đặc điểm sinh thái của cây sầu riêng. Những đặc điểm sinh thái này thường bao gồm nhiệt độ, đất, nước, ánh sáng,… Nhà Vườn Ngọc Lâm sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về đặc điểm sinh thái cây sầu riêng ngay bên dưới đây.

Nhiệt độ: Môi trường nhiệt độ tại Việt Nam khá thích hợp cho việc trồng sầu riêng. Hiện nay, các giống sầu riêng thường phát triển mạnh mẽ trong tầm nhiệt độ từ 24 độ đến 30 độ C. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu sầu riêng được trồng trong điều kiện nhiệt độ dưới 22 độ và trên 40 độ C thì sầu riêng sẽ kém phát triển hẳn đi. 

Nước: Cây sầu riêng vô cùng ưa ẩm và không thể sống ở những nơi nước động. Nhưng nó cũng có tính chịu hạn vô cùng kém. Những nơi có lượng mưa khoảng 2000m rất lý tưởng để trồng sầu riêng. Tuy nhiên, những nơi có mùa khô kéo dài khoảng 4 đến 5 tháng thì người trồng cần cung cấp nước thường xuyên để đảm bảo cây đủ ẩm.

Gió: Với đặc điểm hình thái rễ cắm sâu vào lòng đất và ít tán và nhánh nên cây dễ bị bật gốc, gãy nhánh, rụng lá. Để đảm bảo năng suất cây trồng và không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây thì có thể dùng những hình thức chắn gió truyền thống để bảo vệ cho cây như rảo chắn gió, trồng cây chắn gió.

Ánh sáng: ánh sáng cung cấp cho cây cũng phụ thuộc vào từng giai đoạn mà sầu riêng sinh trưởng và phát triển. Khi cây còn nhỏ, không cần cung cấp quá nhiều ánh sáng, giai đoạn này cây thường ưa râm vì ánh sáng nhiều sẽ khiến cây mất nước. Ngược lại, khi cây lớn cần nhiều ánh sáng để có thể quang hợp và quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn. Đây cũng là điều kiện giúp quá trình ra hoa kết quả thêm hiệu quả và gia tăng sản lượng.

Đất trồng: Những loại đất như đất thịt pha cát, đất đỏ bazan, đất phù sa,… đều thích hợp để trồng sầu riêng. Chỉ cần đảm bảo rằng những vùng đất trồng có thể thoát nước tốt trong mùa mưa và luôn thông thoáng. Đất cần được cung cấp những chất dinh dưỡng và chống xói mòn để giữ độ phì cho đất. Đất nên có mực nước ngầm khoảng từ 1m đến 1.2m và độ pH đạt từ 5 đến 7. 

Nguồn dinh dưỡng: Khi cây còn nhỏ cần nhiều chất đạm để sinh trưởng và phát triển. Vào giai đoạn kết trái cây cần nhiều Kali. Kể cả giai đoạn trái lớn và sắp thu hoạch cũng cần Kali giúp thịt quả ngọt và có màu vàng đậm đẹp mắt.

Những giống sầu riêng ngon nhất hiện có

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống sầu riêng và mỗi cây có chất lượng thịt khác nhau. Nông dân Việt Nam đang trồng và canh tác nhiều giống ngon khác nhau ở các tỉnh Tây Nam Bộ và miền Đông. Dưới đây là một số giống cây trồng sầu riêng phổ biến hiện nay tại Việt Nam: 

  • Sầu riêng RI6
  • Sầu riêng Thái Lan 
  • Sầu riêng chuồng bò
  • Sầu riêng hạt lép Bến Tre
  • Sầu riêng hạt lép Long Khánh
  • Sầu riêng Cái Mơn
  • Sầu riêng khổ qua

Giá trị cây sầu riêng mang lại

Sầu riêng mang lại nhiều giá trị kể cả trong giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế. Cùng Nhà Vườn Ngọc Lâm điểm qua một số giá trị nổi bật mà cây sầu riêng mang lại nhé! 

Giá trị dinh dưỡng của cây sầu riêng

Một trong những giá trị nổi bật nhất mà sầu riêng mang lại chính là giá trị dinh dưỡng. Đây là một loại trái cây khá bổ và mang giá trị cao về mặt dinh dưỡng. Nó chứa hàm lượng calo, đường, đạm, chất béo, chất khoáng đều rất cao so với các loại quả khác.

Ngoài phần thịt sầu riêng, phần hạt cũng chứa khá nhiều dưỡng chất như 3,1% protein, vitamin B1, B2, C, 0,4% lipit, các chất P, Ca, Na, K, Fe,Mg,… Hạt sầu riêng có thể dùng làm thức ăn và làm thuốc vô cùng bổ dưỡng. Ngoài ra, người ta còn dùng hạt làm chất phụ gia trong chế biến các loại kẹo và mứt. 

Giá trị sử dụng mà cây sầu riêng mang lại

Toàn bộ những gì thuộc về cây sầu riêng đều có giá trị sử dụng. Nhà Vườn Ngọc Lâm sẽ tổng hợp và bật mí cho bạn những giá trị sử dụng của sầu riêng ngay bên dưới đây cho bạn tham khảo.

  • Sầu riêng có thể tách vỏ và dùng tươi trực tiếp với hương vị thơm nồng. 
  • Thịt sầu riêng còn có thể làm những món ăn khác như kẹo, bánh, làm phụ gia tăng mùi vị cho nước giải khát, vị kem,…
  • Hạt sầu riêng có thể nướng hoặc luộc để ăn có vị bùi, ngọt nhẹ.
  • Thân cây có thể lấy gỗ và dùng làm nội thất như bàn ghế, đồ gia dụng hoặc có thể dùng trong lĩnh vực xây dựng.
  • Rễ cây và lá chính là bài thuốc trị vàng da do bệnh gan hoặc giúp hạ sốt hiệu quả. Đây là bài thuốc dân gian với công thức từ 10 đến 20g lá sầu riêng thái nhỏ và phơi khô dùng để sắc nước uống hàng ngày. 
  • Vỏ thân cây sầu riêng có tác dụng chữa các bệnh ngoài da và diệt chấy, rệp, rận bằng cách nấu nước tắm.
  • Vỏ quả sầu riêng thường dùng làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, bổ khí, ho do hàn hay cảm sốt. Phần vỏ rửa sạch và thái nhỏ phơi khô nấu nước dùng hàng ngày rất tốt.

Sầu riêng mang giá trị kinh tế cao

Tại Việt Nam, sầu riêng là loại cây ăn trái mang giá trị kinh tế khá cao và cao hơn hẳn những loại hoa quả khác. Năng suất trung bình của giống sầu riêng hạt lép hiện nay khoảng 15 tấn/ha. Giá bán bình quân trên thị trường cũng rất cao nên mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân. Vì vậy, những vùng có điều kiện thời tiết khí hậu và đất đai thuận lợi Di Linh, Bảo Lộc,… xuất hiện rất nhiều vườn canh tác sầu riêng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng 

Cây sầu riêng hiện đang được nhiều nông dân quan tâm và có ý định đầu tư canh tác vì giá trị mà nó mang lại. Tuy nhiên, để sầu riêng được ra hoa đậu trái nhiều mang lại năng suất cao thì bạn cần phải nắm rõ được các kỹ thuật chọn giống và nhân giống, trồng và chăm sóc cây ứng với từng giai đoạn khác nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển. 

Kỹ thuật chọn và nhân giống sầu riêng

Kỹ thuật chọn giống, nhân giống cũng là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng và năng suất sau này. Quá trình này đòi hỏi nông dân có sự hiểu biết về cây giống và các kỹ thuật cơ bản cần có. Những tham khảo dưới đây có thể giúp bạn có thêm những thông tin về kỹ thuật này. 

Chọn cây giống

Bước chọn cây giống giúp cây sầu riêng có thể cho năng suất cao sau này. Những cây mẹ mang phẩm chất tốt sẽ di truyền cho cây giống con vì nó thường ít mang sâu bệnh và có tỉ lệ đậu quả ổn định trong khoảng 5 năm. Có hai phương thức lấy cây giống sầu riêng: cách tháp (những vùng đất cao), cách chiết cây (những vùng đất thấp hơn).

Nhân giống sầu riêng

  • Chuẩn bị góc tháp: chọn hột tròn, to từ một trái sầu riêng chín đến và rửa sạch mang đi ủ hột. Sau đó vùi hạt vào đất ẩm để giữ được độ ẩm và đảm bảo không ảnh hưởng để quá trình nảy mầm. Phủ trên bề mặt đất một lớp cỏ khô và tưới nước mỗi ngày.  Hạt có dấu hiệu nảy mầm thì tiến hành úp hột tể xuống rồi phủ cỏ khô. Khi mầm phân nhánh thì giữ lại một nhánh phát triển mạnh nhất. 
  • Cách tháp: Vào thời điểm mưa nhiều từ tháng 6 đến tháng 9 là giai đoạn lý tưởng để tháp cây giống. Đây là khoảng thời gian có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để sầu riêng phát triển. Tiến hành mở miệng tháp khoảng 1cm đến 1.5cm chiều rộng và 2cm đến 2.5 cm chiều dài. Chia vỏ đậy ra làm hai phần bằng cách rạch một đường trong đó phần có diện tích lớn hơn sẽ là phần đặt mặt tháp. 

Tiêu chuẩn chọn cây giống

Nếu quá trình chọn giống và nhân giống quá khó và tốn nhiều thời gian, bạn có thể chọn những nhà vườn uy tín để mua cây giống đạt chất lượng và đảm bảo không sâu bệnh hại. Nhà Vườn Ngọc Lâm cung cấp cây giống sầu riêng đạt chuẩn mang di truyền từ cây mẹ tốt và có thể cho năng suất cao. Khi lựa chọn cây giống, bạn có thể tiến hành kiểm tra độ đạt chuẩn bằng những tiêu chí sau đây: 

  • Cây có giống tốt và bộ rễ bén, phát triển tốt 
  • Tháp có khoảng cách từ 20cm đến 25cm
  • Đường kính cây giống có kích thước trung bình từ 1.2cm đến 1.5cm
  • Chiều cao cây giống tính từ mặt bầu đạt từ 50cm đến 70cm
  • Bầu đất thường có kích thước tiêu chuẩn là 15x30cm

Kỹ thuật trồng sầu riêng đúng chuẩn

Kỹ thuật trồng sầu riêng cũng có sự khác nhau tương đối tùy từng vùng miền. Thế nhưng, quy trình kỹ thuật cũng có những điểm chung như bên dưới đây. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài trình tự kỹ thuật chính yếu để có thể trồng sầu riêng đúng chuẩn. 

Thiết kế vườn trồng cây 

Giai đoạn thiết kế vườn trồng cây cũng rất quan trọng trong trình tự trồng cây đúng kỹ thuật vì nó có thể tránh được những biến cố từ tác động bên ngoài. Một số những yêu cầu cần được đảm bảo khi thiết kế vườn sầu riêng như sau: 

  • Thiết kế rãnh thoát nước phù hợp với địa hình đất trồng để tránh tình trạng ngập úng vào mùa mưa.
  • Thiết kế các biện pháp che chắn để ngăn gió to và các loại côn trùng và sâu bệnh hại đột nhập gây bệnh cho sầu riêng.
  • Đề ra biện pháp chống xói mòn đất để đảm bảo độ phì nhiêu và dưỡng chất cho đất trồng sầu riêng.
  • Đảm bảo môi trường vườn trồng thông thoáng và có đủ ánh sáng.

Kỹ thuật trồng sầu riêng đúng chuẩn

Thời gian thích hợp trồng sầu riêng là vào tháng 5 đến tháng 8. Những kỹ thuật trồng dưới đây có thể giúp bạn rất nhiều trong quá trình trồng sầu riêng. 

Mật độ trồng: yếu tố này còn phụ thuộc vào cây giống, đất đai và chế độ chăm sóc cây của người trồng. Mật độ thông thường là 10x10m hoặc cũng có thể với mật độ 8x10m

Đào hố trồng: Trước khi trồng từ 1 đến 2 tháng nên tiến hành đào hố. Độ sâu trung bình khoảng 0.7m với kích thước 1x1m. Ngoài ra, nông dân nên xử lý đất trước bằng 0.5kg vôi cho mỗi hố đất để phòng trừ sâu bệnh hại. Sau 2 tuần có thể dùng phân hữu cơ hoai mục, phân lân,  và đất mặt để bón lót cho hố trồng.

Trồng cây: Tiến hành đào hố khoảng bằng bầu cây giống và loại bỏ bớt những rễ già rồi đặt cây giống vào hố trồng. Sau đó tiến hành lấp đất và nén chặt đất xung quanh bầu cây. Để giúp cây không bị nghiêng ngã khi có mưa gió lớn và mọc thẳng, bạn nên cắm ba cái cọc chụm lại thành hình tam giác xung quanh thân và buộc nhẹ cây vào. Hoàn thành xong có thể phủ cỏ khô hoặc rơm để giữ ấm và che mát cho cây trong thời gian đầu. 

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng đạt chất lượng

Để cây có thể cho hoa và đậu quả phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chăm sóc. Cần lưu ý một vài điểm khi chăm sóc cây sầu riêng từ khi cây còn nhỏ đến giai đoạn kết trái. 

Bón phân: Phân bón cho sầu riêng nên ưu tiên các loại phân hữu cơ và hạn chế phân bón hóa học. Phân hữu cơ có những thành phần thiết yếu tạo điều kiện cho cây sầu riêng phát triển xanh mướt và ra hoa kết trái với tỷ lệ thành công cao. 

Tỉa cành, tạo tán: Nếu chủ vườn trồng thuần sầu riêng thì có thể nuôi cành ngang với độ dài khoảng 1.5m trở lên và tỉa ngọn khi cây cao lên đến 7m đến 10m. Nếu sầu riêng trồng xen thì cành ngang cần cao hơn những cây xen cùng khoảng 1m đến 2m. Cây cần phân tầng có khoảng cách từ 40cm đến 60cm. 

Tưới nước: Nếu trồng trên diện tích đất lớn thì có thể dùng công nghệ tưới để tiết kiệm lượng nước và thời gian tưới. Lưu ý tưới nước không để tình trạng ứ đọng nước làm hại cây trồng. 

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa đậu trái

Giai đoạn ra hoa đậu trái là giai đoạn vô cùng quan trọng cần chăm sóc kỹ lưỡng và đúng kỹ thuật để đảm bảo cây đạt năng suất cao. Dưới đây là một số kỹ thuật dành cho bạn để có được một vụ mùa sầu riêng như ý. 

Lượng nước: điều tiết lượng nước cho cây tùy vào tình trạng cây. Trong giai đoạn này, nếu sầu riêng có dấu hiệu hơi héo và chưa cho hoa thì cần cấp nước cho cây để đảm bảo cây đủ ẩm. Sau đó để cây về trạng thái khô bằng cách siết chặt lượng nước.

Dọn cỏ: Nên dọn cỏ xung quanh cây vào khoảng giữa đầu năm dương lịch để cây có được điều kiện thông thoáng để cho hoa. 

Bón phân: để kích thích cây sầu riêng cho hoa đồng loạt thì nên dùng NPK 10-60-10 phun đều từ 9 giờ đến 15 giờ chiều. Định kỳ là 1 tuần 1 lần và phun khoảng 2-3 lần. Giai đoạn này nông dân nên hạn chế phân bón cho gốc để tránh tình trạng cuống hoa bị dài và ảnh hưởng đến việc nuôi trái. 

Tỉa bớt hoa: Những bông hoa ra trước quá nhiều trong đợt hoa đồng loạt có thể loại bỏ đi. Ngoài ra những hoa có tỷ lệ kết trái kém cũng cần được loại bỏ để cây có thể tập trung nuôi dưỡng những hoa có tỉ lệ kết trái cao hơn và cho chất lượng cao hơn.

Một số bệnh phổ biến ở cây sầu riêng

Trong suốt giai đoạn phát triển và cho hoa kết trái, sầu riêng thường gặp một số bệnh phổ biến. Những bệnh thường gặp này ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng và sản lượng của sầu riêng. Vì thế, bạn nên tham khảo những bệnh này để có cách phòng ngừa và chữa trị kịp thời cho cây. 

Bệnh cào cào, sâu hại lá: Chúng thường tấn công những lá non và ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Từ đó quá trình trao đổi chất của câu cũng ảnh hưởng không ít. Với trường hợp này, nông dân có thể dùng các thuốc sát trùng như Regent, Azodrin, Fenbis, Decis,…

Bệnh sâu đục cành, đục quả: sâu đục cành và quả khiến cây có thể chết khô hoặc hỏng quả. Để ngăn ngừa hiện tượng này cần dùng các loại thuốc như Sevin, Sumicidin, Azodrin,.. theo đúng liều lượng hướng dẫn.

Bệnh nấm tảo: Khi cây thiếu ánh sáng, hiện tượng nấm tảo sẽ xuất hiện khá nhiều.Để phòng tránh căn bệnh nấm tảo này, bạn nên pha các loại thuốc diệt nấm theo hướng dẫn: Copper B, Copper Zin,… 

Bệnh rầy phấn (Allocaridara malayensis Crawford): Ấu trùng gây hại lá và khiến lá khô, cong lại và rụng hàng loạt gây ảnh hưởng đến sự phát triển và đậu quả. Khi mật độ rầy cao, bạn nên dùng các loại thuốc BVTV có hoạt chất như: Cypermethrin (Bassa 50EC, Bitox 40EC, Cyper 25EC, …), Fenobucarb, Dimethoate  để phun.

Bệnh nhện đỏ (Eutetranychus sp.): chúng đẻ trứng rải rác trên mặt lá và khiến lá rụng dần đi. Điều này ảnh hưởng không ít đến khả năng ra hoa và đậu trái của cây. Bạn nên dùng các thuốc có chứa các hoạt chất Dicofol (Nissorun 5EC, Comite 73EC, Kelthane 18,5EC,…), Hexythiazox, Propargite để phun.

Mùa vụ thu hoạch sầu riêng

Vụ mùa sầu riêng dài ngắn khác nhau và vụ mùa thu hoạch có thời điểm khác nhau tùy vào điều kiện khí hậu và cây giống của từng vườn. Tuy nhiên vẫn có khoảng thời gian trung bình nhất định mà bạn có thể tham khảo.

Nếu phương pháp trồng mà bạn chọn là gieo trồng bằng hạt thì thời gian cho hoa và kết quả có thể kéo dài 9 năm đến 10 năm. Tuy nhiên, chất lượng sầu riêng không được đảm bảo, thường cho trái nhỏ, năng suất thấp và kinh tế không cao.

Nếu sử dụng giống sầu riêng đã nghiên cứu và giống cây đạt chuẩn thì thời gian cho hoa kết quả mất khoảng từ 5 đến 6 năm. Thời gian thu hoạch quả thường kéo dài từ 15 tuần đến 17 tuần. Trong khoảng thời gian 2 tuần thì có thể thu hoạch quả chín. Quả sầu già đều có thể thu hoạch, nhưng thông thường nông dân có thể để quả chín đều và rụng tự nhiên. 

Nhà Vườn Ngọc Lâm – Cung cấp sầu riêng giống đạt chuẩn

Nhà Vườn Ngọc Lâm chuyên cung cấp số lượng cây sầu riêng giống đạt chuẩn chất lượng với giá thành hợp lý. Tất cả cây giống đều được nghiên cứu, chọn lọc và đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt. 

Đến với nhà vườn, bạn có thể tham khảo những giống cây HOT nhất và quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc chi tiết nhất. Nhân viên sẽ tư vấn tỉ mỉ về từng loại cây giống và giải đáp những thắc mắc về các giống cây mà bạn quan tâm. Nếu bạn đang có ý định trồng bất cứ loại cây nào có thể liên hệ ngay với nhà vườn để được tư vấn chi tiết nhất. 

Những chia sẻ của Nhà Vườn Ngọc Lâm về cây sầu riêng với những đặc điểm và kỹ thuật chi tiết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giống cây này. Một giống cây ăn quả với nhiều giá trị khác nhau sẽ có thể giúp bạn khám phá thêm một vụ mùa mới trong sự nghiệp canh tác. Hy vọng những thông tin mà nhà vườn cung cấp có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin cây trồng của bạn.

Đánh giá (0)

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây Sầu Riêng”

Hotline: 0968 750 386 Nhắn tin Facebook Zalo: 0968 750 386 Nhà Vườn Ngọc Lâm